| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh

Thứ Tư 26/09/2018 , 13:40 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh là một sản phẩm đặc hữu, đặc biệt có giá trị của vùng núi Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ảnh minh họa

Do vậy, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, phối hợp chặt chẽ và tập trung thực hiện đầu tư phát triển từng bước vững chắc, hiệu quả; gắn việc đầu tư phát triển với bảo tồn sâm Ngọc Linh, đặc biệt chú trọng bảo tồn nguồn gen thuần chủng của sâm Ngọc Linh, bảo đảm không bị lai tạp hay nhầm lẫn với các loại sâm, dược liệu khác; tiếp tục mở rộng có kiểm soát việc trồng và chế biến sâm Ngọc Linh song phải bảo đảm chất lượng sâm.

Thủ tướng yêu cầu phải tập trung phát triển chiều sâu, tăng giá trị của sâm Ngọc Linh với bước đi và lộ trình thích hợp. Trước mắt hướng vào việc phát huy các giá trị vượt trội, ưu việt của sâm Ngọc Linh so với các loại sâm và sản phẩm tương tự. Về lâu dài, cần có chiến lược đại chúng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa sâm Ngọc Linh đáp ứng nhu cầu đa dạng từ thấp đến cao trên thị trường quốc tế, đồng thời tiếp tục có những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp gắn với giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh. Việc bảo hộ, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh phải bám sát yêu cầu sâm Ngọc Linh là một thương hiệu quốc gia có giá trị, không phải là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay của doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả việc xác định, bảo hộ chỉ dẫn địa lý của sâm Ngọc Linh xuất xứ từ Kon Tum và Quảng Nam, lưu ý thông qua ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử; ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm các trường hợp hàng giả, hàng nhái sâm Ngọc Linh, lừa dối người tiêu dùng.

Đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến sâm Ngọc Linh, trong đó chú trọng xây dựng một số doanh nghiệp hạt nhân, có đủ tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm trở thành những nhà tiên phong, đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh với các chủng loại sản phẩm phong phú có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết, trong đó có liên kết, hợp tác với nông dân, bảo đảm sinh kế của người dân trên địa bàn.

Tận dụng các thuận lợi, cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0 trong nuôi trồng, chế biến phát triển sản phẩm sâm Ngọc Linh, coi đây là bước đột phá cho sự phát triển của ngành dược liệu và thực phẩm chức năng của Việt Nam; nghiên cứu xây dựng, tuyên truyền, quảng bá và có giải pháp phù hợp tăng giá trị sản phẩm của sâm Ngọc Linh từ thánh địa sâm Ngọc Linh (núi Ngọc Linh); cần nghiên cứu có hệ thống về nguồn gốc, lịch sử, những “huyền thoại” sự thật về sâm Ngọc Linh, giá trị kinh tế và dược tính vượt trội của sâm Ngọc Linh, tránh những thông tin thất thiệt, không có căn cứ khoa học về sâm Ngọc Linh.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm