| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ngành nghề nông thôn: Chồng chéo chỉ đạo

Thứ Sáu 21/10/2011 , 10:36 (GMT+7)

Đã có khá nhiều bất cập trong phát triển ngành nghề nông thôn được chỉ ra, trong đó đáng lưu ý là công tác chỉ đạo đang gặp rất nhiều chồng chéo.

* Ô nhiễm làng nghề ngày càng trầm trọng

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ NN-PTNT với các bộ, ngành, địa phương về kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 66 về phát triển ngành nghề nông thôn được tổ chức hôm qua (20/10) tại Hà Nội, đã có khá nhiều bất cập được chỉ ra, trong đó đáng lưu ý là công tác chỉ đạo đang gặp rất nhiều chồng chéo.

Hiện cả nước có 4.575 làng nghề trong đó 3.251 làng có nghề và 1.324 làng nghề đầy đủ tiêu chí. Hoạt động nghề ở nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn với thu nhập gấp 1,5- 4 lần so với lao động thuần nông. Cho đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố xây dựng và hoàn chỉnh chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề với gần 2.000 dự án.

Tuy nhiên việc phát triển ngành nghề nông thôn đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng, nhất là trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng triệu lao động ngành nghề nông thôn vẫn ngày ngày phải sử dụng những công nghệ thiết bị lạc hậu, đối mặt với ô nhiễm môi trường trầm trọng, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định...

Đã thế, ở những nơi “xa mặt trời” Nghị định 66 khó chạm tới, khó có tác động thực sự vào cuộc sống. Chỉ có 32 tỉnh, thành ban hành các chính sách thực hiện theo Nghị định 66, 40 tỉnh, thành phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề. Điều đáng lưu ý, có tới 18 tỉnh, thành cho rằng đang có sự chồng chéo về quản lý nghành nghề nông thôn giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến các cấp địa phương.

Một số quy định tại Nghị định 66 như quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, đào tạo nhân lực làng nghề chưa có hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành; Chưa có chính sách phát huy sự tham gia, liên kết giữa cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với các nhà đầu tư và thị trường. Khả năng tiếp cận nguồn vốn của các làng nghề gặp nhiều khó khăn dù dư nợ tín dụng cho vay phát triển ngành nghề nông thôn năm 2011 đạt 53.207 tỉ đồng nhưng phần đa hộ sản xuất vẫn khó tiếp cận được do cơ chế vay phức tạp, nhiều điều không hợp lý…

Đại diện Sở NN- PTNT TP Hồ Chí Minh cho hay: “Việc chỉ đạo điều hành phát triển ngành nghề nông thôn giao cho Sở NN-PTNT nhưng việc thống kê giá trị, sản lượng của sản xuất ngành nghề nông thôn lại thuộc Sở Công thương nên rất khó phối hợp”. Đại diện Sở Công thương tỉnh An Giang than: “Tỉnh giao Sở Công thương là đầu mối phát triển ngành nghề nông thôn nhưng chúng tôi tiếp cận với các văn bản hướng dẫn của ngành nông nghiệp rất chậm”. Đại diện Hiệp hội  Làng nghề VN thì kêu ca về việc ít được xúc tiến thương mại, quảng bá nên có nhiều sản phẩm hay, nghề hay không được biết đến, không được tiếp thị rộng rãi.

"Ngay ở làng tôi, mẹ tôi vẫn thường kêu ô nhiễm không chịu nổi vì hoạt động của làng nghề nên cần quy hoạch rõ, xử lý môi trường và có chế tài bắt buộc các ông chủ phải có khoản đầu tư cho môi trường. Nếu không lường trước được thì càng phát triển làng nghề hậu quả sẽ càng lâu dài" - Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng cho rằng cần phải bổ sung, sửa đổi Nghị định 66, mặt khác Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cần có ngay thông tư liên tịch phân định rõ nhiệm vụ của từng Bộ, dồn nguồn lực để tập trung phát triển nghề nông thôn. Về quản lý nhà nước cần có nghị quyết, chỉ thị về phát triển ngành nghề nông thôn bền vững, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Đối với các Bộ, ngành liên quan, đề nghị Bộ TN- MT cần sớm ban hành thông tư quản lý môi trường làng nghề và thực hiện việc ưu tiên bố trí đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bộ Công thương phối hợp triển khai chương trình khuyến công và hoạt động xúc tiến thương mại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp thực hiện các dự án bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống cũng như du lịch làng nghề. Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí, hướng dẫn cụ thể việc quản lý kinh phí thực hiện dự án mỗi làng một sản phẩm…

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm