| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nghề trồng nấm rơm

Thứ Năm 14/11/2013 , 10:24 (GMT+7)

An Giang với diện tích lúa hằng năm khoảng 600.000 ha cho phụ phẩm rơm rạ khoảng 3 triệu tấn và với nguồn phụ phẩm phong phú, có thể trồng được 10.000 ha nấm rơm.

An Giang với diện tích lúa hằng năm khoảng 600.000 ha cho phụ phẩm rơm rạ khoảng 3 triệu tấn và với nguồn phụ phẩm phong phú, có thể trồng được 10.000 ha nấm rơm. Từ lợi thế đó, tỉnh đang đẩy mạnh nghề trồng nấm.

Ngành nông nghiệp An Giang phối hợp với Sở KH-CN, Hội Nông dân tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã mở được 460 lớp đào tạo nghề trồng nấm cho 9.976 hộ nông dân.

Nguồn kinh phí thực hiện theo phương thức 1 - 1, trong đó ngân sách tỉnh đầu tư 345 lớp thông qua kinh phí đào tạo nghề, ngân sách huyện hỗ trợ 115 lớp.

Ngoài việc mở lớp đào tạo, tập huấn; ngành nông nghiệp đã tổ chức được 104 điểm trình diễn trồng nấm với diện tích 13,6 ha, năng suất bình quân 12,86 tấn nấm rơm tươi/ha.


Nghề trồng nấm rơm ở An Giang phát triển mạnh

Hiệu quả thu được thật đáng phấn khởi thể hiện ở diện tích trồng nấm rơm tăng nhiều. Cụ thể, nếu như vào năm 2007 diện tích trồng nấm rơm cả tỉnh chỉ khoảng 2.433 ha thì đến năm 2013, diện tích trồng nấm rơm đã đạt được 3.651 ha, với 94 tổ hợp tác SX nấm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích nuôi trồng nấm có xu hướng sụt giảm. Có những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển nghề trồng nấm như: Thiếu nhân công cho việc gom rơm, vận chuyển rơm vì trùng vào thời điểm thu hoạch lúa. Nếu thu gom rơm bằng máy gom rơm chuyên dùng thì không hiệu quả do giá thành máy quá cao (trên 100 triệu đồng) nông dân chưa mạnh dạn đầu tư.

Trong địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nuôi cấy phôi hiện đại, chỉ có một số ít cơ sở SX phôi giống với công nghệ lạc hậu nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nấm.

Kỹ thuật nuôi trồng nấm hàng hóa chưa tuân thủ khâu sát trùng nhà trồng giữa 2 vụ, nên đã không kiểm soát được tình trạng nấm tạp. Quy mô SX đa số là nhỏ lẻ. Thị trường tiêu thụ nấm chưa thực sự ổn định...

An Giang với diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 600.000 ha, cho phụ phẩm rơm rạ khoảng 3 triệu tấn và với nguồn phụ phẩm này có thể trồng được 10.000 ha nấm rơm. Từ lợi thế đó, tỉnh đã chủ trương hỗ trợ thiết thực cho phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển nghề trồng nấm nói riêng.

Cụ thể, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện An Giang đã hoàn chỉnh “Quy hoạch vùng SX nấm ăn, nấm dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Một số mô hình, dự án nhân giống, phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu đang chuẩn bị đi vào thực hiện.

Để phát triển nghề trồng nấm thành ngành nghề SX hàng hóa, tất yếu phải tổ chức lại SX, trong đó phải liên kết chặt chẽ từ khâu cung ứng phôi nấm đến nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, song song với ứng dụng công nghệ cao vào quy trình SX.

Khi nông dân trực tiếp nuôi trồng nấm đạt được hiệu quả thiết thực như năng suất ngày càng tăng, giá thành sản phẩm từng bước giảm thấp, thì lợi nhuận sẽ càng được nâng cao. Khi có nguồn nấm chất lượng cao, dồi dào, ổn định... sẽ càng làm tăng thêm giá trị sản phẩm nấm và hiệu quả càng được nâng cao.

SX nấm phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm, góp phần cải thiện kinh tế, gia tăng thu nhập. Hộ dân ít đất SX, hộ nghèo cũng có thêm nhiều việc làm, nhằm xóa đối giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.