| Hotline: 0983.970.780

Phát triển thủy điện ồ ạt tại Tây Nguyên: Dân thiệt trăm đường

Thứ Tư 22/09/2010 , 09:52 (GMT+7)

Việc phát triển các NM thủy điện một cách ồ ạt, chưa được tính toán chặt chẽ đã gây ra những tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của người dân.

Hiện nay, Tây Nguyên được coi là trung tâm thủy điện lớn nhất cả nước. Trên các hệ thống sông chính của 5 tỉnh trong khu vực đã có 11 NM thủy điện lớn đang vận hành, 360 NM thủy điện vừa và nhỏ đang được quy hoạch và xây dựng.

Ước tính, sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra một nguồn điện có công suất hơn 4.500MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất nguồn điện của cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển các NM thủy điện một cách ồ ạt, chưa được tính toán chặt chẽ đã gây ra những tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của người dân, nhất là việc bố trí đất tái ĐCĐC cho dân trong vùng dự án.

Công trình thủy điện Plei Krông (tỉnh Kon Tum) được khởi công vào ngày 23/1/2003, có 2 tổ máy với công suất lắp đặt 100 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 417,2 triệu KWh, sau khi hoàn thành sẽ làm cho trên 4.000 ha đất sản xuất và đất ở bị ngập, gần 1.400 hộ với trên 6.000 người buộc phải di dời. Theo BQL dự án thủy điện 4 thì thời gian qua, Ban đã có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hạng mục thiết yếu để đảm bảo phục vụ đời sống nhân dân vùng tái định cư. Tuy nhiên, thực tế đến nay việc bố trí tái ĐCĐC cho người dân vùng lòng hồ công trình thủy điện Plei Krông vẫn còn quá nhiều điều phải bàn.

Cụ thể như tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) còn tới 93 hộ dân chưa có đất sản xuất, chỉ vì đất sản xuất được bố trí ở một nơi quá xấu, không thể canh tác hoặc một số hộ đã nhận đất nhưng việc tranh chấp đất với người dân trong vùng khiến cho họ không thể sản xuất được. Chính những thiếu sót này đã khiến cho hơn 120 hộ dân mới được chia tách do xây dựng gia đình đã không được bố trí đất sản xuất. Chưa hết, việc bố trí đất khai hoang làm lúa nước ở một nơi địa thế quá cao, khiến cho việc canh tác của người dân năm được, năm mất. Điển hình, trong tổng số 51 ha được chia cho 651 hộ dân thì chỉ có 33 ha được đưa vào canh tác 2 vụ, số diện tích còn lại không thể canh tác nổi chỉ vì không có nước để tưới...

Còn tại công trình thủy điện Đồng Nai 3 (tỉnh Đăk Nông) sau một thời gian dài đo đếm, quy hoạch, vào năm 1991, hơn 500 hộ với khoảng 5.000 nhân khẩu ở xã Đắc P’lao, huyện Đắc Glong (tỉnh Đắc Nông) được BQL Dự án thủy điện 6 thông báo nơi đây sẽ được quy hoạch để xây dựng tránh ngập lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3. Là một xã đặc biệt khó khăn, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong suốt gần 20 năm qua, người dân đã không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào của nhà nước. Điện, đường, trường, trạm… tất cả đều phải gác lại để chờ ngày về khu tái định cư mới.

BCĐ Tây Nguyên cho biết, từ năm 1995 đến nay đã có trên 200 thôn, buôn ở khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. Tổng số diện tích đất của đồng bào bị thu hồi để xây dựng thủy điện là 30.000ha và khoảng 12.000 hộ gia đình phải di dời hoặc nằm trong khu vực bị ảnh hưởng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc một số dân tộc phía Bắc.
Tuy nhiên, những hộ đã về khu tái định cư mới đời sống cũng chẳng khá hơn là bao. Theo khảo sát của UBND huyện Đắc Glong thì có trên 80/320 căn nhà đã được xây dựng có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Bởi nó được xây dựng trên nền đât mượn, lại có độ dốc đến 40%. Theo quan sát của chúng tôi, mặc dù thời điểm hiện tại Đăk Nông vẫn chưa vào cao điểm mùa mưa lũ nhưng đã có khoảng 20 căn nhà bị sạt lở, dòng sông chỉ còn cách tường chưa đầy 2m và hàng chục căn nhà sau khi đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã có dấu hiệu nứt tường, bong vôi. Bên cạnh đó, nước sinh hoạt cũng chưa thật sự đảm bảo, lúc có lúc không. Nhiều công trình khác như trường học, trạm xá, trụ sở UBND… cũng đang xây dựng dang dở...

Chưa kể, tại thời điềm này, trước sức ép của việc ngăn dòng thủy điện, BQL Dự án thủy điện 6 đang cố sức “ép” hơn 100 hộ dân chưa chịu di dời (vì họ không được đền bù thỏa đáng) phải di chuyển . Trong khi đó, đã có trên 120 hộ vừa di chuyển trước đó đang phải dựng lều tạm để sống ngoài trời vì chủ đầu tư vẫn đang còn…san ủi mặt bằng để xây nhà. 

 Còn tại công trình thủy điện An Khê – KaNak (nằm trên địa bàn huyện Kbang và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), do BQL Dự án thủy điện 7 không làm tốt khâu đền bù, tái định cư cho người dân vùng lòng hồ nên mặc dù đã chặn dòng (ngày 13/9/2010), song nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đến nay vẫn chưa có đầy đủ đất sản xuất. Nguy cơ thiếu đói mùa giáp hạt là điều thấy rõ.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm