| Hotline: 0983.970.780

Phẫu thuật đưa chiếc panh 18 năm ra khỏi bụng bệnh nhân ở Bắc Kạn

Thứ Bảy 31/12/2016 , 14:13 (GMT+7)

Trưa 31/12, tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên, các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật đầy khó khăn để đưa chiếc panh hi hữu; được cho là bị bỏ quên từ 18 năm trước trong ổ bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật, quê ở huyện  Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

Bà Trịnh Thị Lượng – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đã cho NNVN biết; Sáng 31/12, đích thân Giám đốc và Phó Giám đốc cùng 2 bác sĩ khoa Ngoại của Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, đã đón Giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội, cùng 2 bác sĩ giỏi của Bệnh viện Việt Đức và Phó Giáo sư, Tiến sĩ: Công Quyết Thắng – Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam để tiến hành thăm khám, chẩn đoán tình trạng chiếc panh trong bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật.


Giáo sư, Tiến sĩ: Trịnh Hồng Sơn (mặc áo véc đen ngồi giữa đầu bàn) đang giải thích cho người nhà bệnh nhân cùng các bác sĩ của Bệnh viện Bắc Kạn và Bệnh viện Gang Thép về tình trạng sức khỏe và các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân.


Giáo sư, Tiến sĩ: Trịnh Hồng Sơn vui vẻ động viên và dùng tay trái kiểm tra lâm sàng bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật.
 

Sau khi thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng, Giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn đã giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, về những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Khi nghe được giải thích đầy đủ, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đã đồng ý để các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.

Vì đây là ca phẫu thuật khó, ngoài các yêu cầu về trang thiết bị trong lúc phẫu thuật, còn cần các điều kiện chăm sóc sau hậu phẫu. Chính vì vậy, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Công Quyết Thắng đã tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng các trang thiết bị kỹ thuật, lực lượng bác sĩ sau hậu phẫu.  Sau khi kiểm tra lực lượng cán bộ y, bác sĩ và cơ sở vật chất của Bệnh viện Gang Thép đều đủ các điều kiện, các bác sĩ đã cho tiến hành ca phẫu thuật từ lúc 12 giờ 30 phút trưa nay.  

Khi được các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đến thăm khám và giải thích về sự hi hữu này, bệnh nhân Ma Văn Nhật đã rất vui vẻ, còn người nhà bệnh nhân cũng cảm thấy thỏa mái hơn về tư tưởng.

“Bệnh nhân đã có thẻ Bảo hiểm Y tế, nên việc chi trả viện phí sẽ không nhiều, nếu có phát sinh liên quan đến thanh toán viện phí, phía Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn sẵn sàng phối hợp cùng gia đình bệnh nhân thực hiện, với mục tiêu mau chóng giúp người bệnh sớm lành lặn, khỏe mạnh” - Bà Lượng, Giám đốc Bệnh viện chia sẻ. 


Các Giáo sư cùng các y bác sĩ đang phẫu thật lấy panh trong bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật.


Chiếc panh đã được lấy ra ngoài sau 18 năm nằm trong bụng ông Ma Văn Nhật.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất