| Hotline: 0983.970.780

Phí, lệ phí thú y: Điều chỉnh gấp

Thứ Ba 14/07/2015 , 09:51 (GMT+7)

Đồng ý với việc cần xem xét điều chỉnh một số loại phí, lệ phí thú y cho phù hợp, tuy nhiên nhiều Chi cục Thú y các địa phương cho rằng, vẫn nên giữ lại một số loại phí, lệ phí./ Bỏ hay giữ?

Trước chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về việc xem xét bãi bỏ một số khoản thu phí, lệ phí trong công tác thú y, cũng như ý kiến của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Thông tư 04/2012/TT-BTC (Thông tư 04), mới đây, Chi cục Thú y TP HCM, Chi cục Thú y Hà Nội cùng Chi cục Thú y 17 tỉnh thành khác tại phía Nam đã có ý kiến gửi Cục Thú y.

Theo đó, các Chi cục cho rằng: Việc xem xét điều chỉnh một số khoản và mức thu phí, lệ phí đã lạc hậu, không phù hợp, tạo điều kiện giảm bớt thủ tục hành chính, tháo gỡ cho người chăn nuôi, cho DN là cần thiết.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh cần có lộ trình phù hợp. Đặc biệt trong hoàn cảnh nguồn ngân sách các địa phương còn nhiều khó khăn, dự phòng ngân sách sẽ không đủ cấp bù để duy trì hoạt động của hệ thống thú y nếu phí, lệ phí thú y đột ngột bị cắt bỏ.

Chỉ riêng 17 tỉnh thành phía Nam, sẽ có khoảng 2.000 cán bộ thú y đang làm việc lập tức bị ảnh hưởng xáo trộn.

Trong trường hợp cấp bách cần phải bỏ ngay một số khoản thu phí, lệ phí, Chi cục Thú y TP HCM và 17 tỉnh phía Nam kiến nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính cần xem xét cho giữ lại một số loại phí, lệ phí. Cụ thể như sau:

Về phí niêm phong phương tiện vận chuyển (quy định tại Điểm 3, khoản F, Phụ lục 4, Thông tư 04): Đây là tác nghiệp chuyên môn do cán bộ thú y thực hiện, đã được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y nhằm kiểm soát, tránh trường hợp bị đánh tráo, thay đổi số lượng…

Vì vậy, không thể giao cho DN hoặc cơ sở tự thực hiện.

Về mức thu phí niêm phong, theo Thông tư 04 quy định 1.500 đồng/dây là chưa phù hợp với giá thực tế, bởi giá dây nhựa niêm phong hiện là 2.000 đ/dây. Do đó, Thông tư 04 nên điều chỉnh theo cách quy định công niêm phong là 500 đ/dây, còn giá dây niêm phong sẽ thu theo phát sinh thực tế.

Về phí tiêu độc khử trùng (quy định tại Mục 5, Phụ lục 2 và Mục 1, Khoản D, Phụ lục 4): Công tác tiêu độc khử trùng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh là hết sức quan trọng, đặc biệt là hằng năm Bộ NN-PTNT phát động tháng tiêu độc khử trùng được trích kinh phí từ nguồn ngân sách.

Nếu không thu phí này đối với cơ sở thì ngân sách địa phương phải bỏ ra cấp cho cơ quan thú y thực hiện, và cũng không có cơ sở để Chi cục Thú y các tỉnh thanh quyết toán với ngân sách nhà nước.

Tương tự đối với việc tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển, đây là khâu cần thiết phải thu phí để có hóa chất, tiền công phục vụ cho công tác chuyên môn nhằm tiêu độc khử trùng, tránh dịch bệnh lây lan trong quá trình vận chuyển.

Tuy nhiên, đối với các cơ sở có điều kiện tự thực hiện công tác này, cơ quan thú y cơ sở sẽ thực hiện kiểm tra giám sát, chứ không thu phí, mà chỉ thu đối với cơ sở nhỏ lẻ không có điều kiện thực hiện mà thôi.

Về phí bấm thẻ tai gia súc (quy định tại Điểm 1-2, khoản F, Phụ lục 4): Đây cũng là quy trình thủ tục kiểm dịch, theo tác chuyên môn đã được Bộ NN-PTNT quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BNN và các quy định khác trong thú y nhằm kiểm soát nguồn giống gia súc, tránh đánh tráo, thay đổi trong quá trình lưu thông buôn bán.

 Vì vậy, cần tiếp tục duy trì việc thu phí để có kinh phí mua thẻ tai, vật dụng, vật tư… phục vụ công tác này.

Về phí kiểm dịch đối với sản phẩm động vật pha lóc, đóng gói, sơ chế, chế biến (quy định tại Khoản 2.10, mục II, Phụ lục 4): Đây là khâu kiểm tra, giám sát hết sức quan trọng tại các cơ sở chế biến, sơ chế, đặc biệt là các dịp cao điểm lễ Tết, tránh tình trạng mất vệ sinh ATTP.

Vì vậy, duy trì mức thu phí 135 đ/kg đối với công tác này là cần thiết để duy trì, bù đắp cho chi phí kiểm tra giám sát của cơ quan thú y.

Ngoài một số khoản phí nêu trên, Chi cục Thú y 17 tỉnh thành phía Nam cũng đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính xem xét duy trì phí và lệ phí trong công tác thú y thủy sản, lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh; phí kiểm dịch đối với trứng gia cầm các loại (nhất là trứng giống)…

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm