| Hotline: 0983.970.780

Phía sau đệ nhất danh trà

Thứ Tư 18/05/2016 , 14:09 (GMT+7)

Theo tính toán của các nhà khoa học, để có 2 tấn chè búp khô/ha, cây chè đã lấy đi 144kg N, 71kg P2O5, 42kg K2O, 40kg CaO, 24kg MgO và nhiều chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác.

Như vậy, chè cần lượng đạm gấp 2 lần chất lân, gấp 4 lần chất kaly, 4 lần chất vôi, 8 lần chất manhe…

Nhắc đến Thái Nguyên là nhắc đến vùng chè lớn nổi tiếng của cả nước và nói đến chè Thái Nguyên không thể không nhắc tới vựa chè Đại Từ.

Quả thực, đặt chân đến vùng quê nửa đồng nửa núi Đại Từ sẽ không thể nào quên ấn tượng hình ảnh về những nương chè xanh bát ngát trải dài trên những triền đồi, những thửa ruộng cao thiếu nước. Người dân nơi đây rất coi trọng cây chè và thực sự tập trung đầu tư rất lớn cho cây chè vì đây là nguồn thu nhập chính của bà con. Tuy nhiên, không ít người dân băn khoăn khi hiệu quả đầu tư cho cây chè chưa tương xứng do chưa biết bón phân cân đối, đúng kỹ thuật.

Phó Giám đốc Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện Đại từ (Công ty Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên) chia sẻ: "Đất Đại Từ rất phù hợp với cây chè, song việc chăm sóc còn nhiều hạn chế. Thông thường, để có nhiều búp, lá non phải cần nhiều đạm, song nếu bón nhiều đạm và bón đơn độc chất lượng chè giảm, đặc biệt chất ancaloit tăng làm chè búp có vị đắng.

Riêng chất lân không chỉ giúp bộ rễ phát triển, làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng và tăng chất lượng chè, lân còn giúp phát triển thân cành, tạo bộ khung khỏe mạnh, vững chắc. Chè là cây lâu năm, việc cung cấp đủ lân cho chè, nhất là giai đoạn kiến thiết cơ bản có ý nghĩa như việc làm móng, xây tường cho ngôi nhà của mình".

Để phát triển nương chè bền vững trong điều kiện không có nhiều phân hữu cơ ủ mục, một số địa phương đã sử dụng phân bón Văn Điển công thức NPK 5:10:3 bón lót và NPK 16:8:4.bón thúc cho chè kinh doanh.

Về xã Phú Cường, huyện Đại Từ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Trước đây nhiều nông dân chỉ bón urê cho chè và bón lúc trời mưa. Hiệu quả rất thấp vì mưa to, phân chưa kịp thấm vào đất đã bị rửa trôi nhiều. Hơn nữa, chỉ có chất đạm nên lắm sâu bệnh, khi sao chè tỷ lệ hao hụt nhiều, đặc biệt nhiều chè cám.

Hiện nay, phần đông nông dân đã dùng phân bón Văn Điển loại NPK 16:8:4, không bón vào lúc mưa mà bón làm 3-4 đợt trong năm:

Đợt I vào cuối tháng 2, đầu tháng 3; Đợt 2 vào tháng 5 - 6, đợt 3 vào tháng 8 - 9. Thường vào ngày khô tạnh, ghé lưỡi cuốc kéo thàng rạch giữa 2 luống chè, rải phân NPK 16:8:4; tùy theo lượng chè búp lấy đi mà bón khoảng 20 - 25kg/sào/ đợt. Sau đó lấp đất và phủ cỏ, rác, cây phân xanh hoặc rơm rạ…, vừa giữ phân vừa hạn chế rửa trôi.

Chỉ cuối năm vào tháng 11 - 12, thì tạo rạch sâu hơn, bón NPK 5:10:3 lượng 25 - 30kg/ sào, sau đó lấp đất, dẫy cỏ và đốn chè, tận dụng thân cành lá chè che phân phủ luống. Được bón phân NPK Văn Điển chè ra nhiều búp hơn, búp chè giòn dễ hái và các lứa hái gần nhau hơn.

Ông Bùi Văn Đảo, xã Văn Yên, huyện Đại Từ dẫn thăm những nương chè được bón phân NPK Văn Điển. Gần 1ha chè đã khép tán, chè rất nhiều ngọn non, ngọn dài, búp mập, lá xanh vàng nhưng dày bản lá. Ông cho biết, từ tết đến giờ chưa phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nhưng chè được hái liên tục, lượng búp chè hơn hẳn năm trước, chè sao tỷ lệ hao hụt thấp hơn, đặc biệt chè thơm hơn và được nước hơn.

Hiệu quả phân bón NPK Văn Điển đối với cây chè Thái Nguyên rất rõ. Thực tiễn giúp ông dễ thuyết phục các hộ nông dân liền kề xây dựng vùng SX chè VietGAP ngay tại xóm Giữa, xã Văn Yên. Hy vọng, phân bón NPK Văn Điển sẽ đồng hành cùng nông dân Thái Nguyên làm giàu và giữ vững danh hiệu “ĐỆ NHẤT DANH TRÀ”.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm