| Hotline: 0983.970.780

Phía sau niềm riêng ‘như chưa hề có cuộc chia ly’

Thứ Bảy 29/08/2020 , 09:30 (GMT+7)

Tên gọi chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” đã rất quen thuộc với công chúng, nhưng ai biết rằng đó là một câu thơ của nhà thơ Nguyễn Mỹ.

Nhà thơ - Liệt sĩ Nguyễn Mỹ (1935-1971)

Nhà thơ - Liệt sĩ Nguyễn Mỹ (1935-1971)

“Như chưa hề có cuộc chia ly” là tên gọi hay nhất trong các chương trình trên sóng truyền hình của VTV cũng như trên các đài địa phương. “Như chưa hề có cuộc chia ly” không phải do ê-kip thực hiện chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” tự nghĩ ra, mà được lấy từ một câu thơ trong bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của nhà thơ Nguyễn Mỹ.

Nhà thơ Nguyễn Mỹ (1935-1971) sinh ra tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mảnh đất chôn nhau cắt rốn được tác giả “Như chưa hề có cuộc chia ly” miêu tả rất sinh động và rất ân tình: “Tuy An đất mẹ dịu hiền thay. Những thung vui như cối gạo đầy. Núi như đàn ngựa chồm ra biển. Sông Cái như tà áo lụa bay”

Tác giả “Như chưa hề có cuộc chia ly” gia nhập quân đội từ lúc 16 tuổi. Nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần yêu nước, được nhà thơ Nguyễn Mỹ thể hiện cụ thể trong thơ: “Ai làm cách núi ngăn sông. Ta đi nối lại muôn lòng, muôn phương. Tôi mơ người lính biên cương. Thành người sứ giả yêu thương hoà bình”. Nhà thơ Nguyễn Mỹ ra trận với cốt cách của người nông dân gắn bó với mái tranh gốc rạ: “Cánh đồng như nới rộng. Đố anh biết vì sao? Người cày đi đánh giặc. Ruộng có chân thì theo”.

Năm 1954, nhà thơ Nguyễn Mỹ tập kết ra Bắc, được học ngành báo chí ở Trường Tuyên huấn trung ương và về công tác ở Nhà xuất bản Phổ Thông. Những ngày sống trên đất Bắc, nhà thơ Nguyễn Mỹ đã viết bài thơ nổi tiếng “Cuộc chia ly màu đỏ”. Tháng 9/1964, bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” in lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ, đã nhận được sự tán thưởng của công chúng và đồng nghiệp. Bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” lạc quan và tin tưởng, với hai câu kết thật đẹp: “Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi/ Như chưa hề có cuộc chia ly”.

Nhà thơ Nguyễn Mỹ có một người anh trai cùng tập kết ra Bắc là nhạc sĩ Nhật Lai (tên thật Nguyễn Tuân, 1931-1987). Nhạc sĩ Nhật Lai có ca khúc “Hà Tây quê lụa” lừng lẫy không kém bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của em ruột mình.

Cuộc đời ngắn ngủi 36 năm trên dương gian của nhà thơ Nguyễn Mỹ, để lại không nhiều tác phẩm. Thế nhưng, phẩm chất mơ mộng trong thơ ông bộc lộ khá tinh tế: “Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang/ Ở trong nắng có một ngàn cái chuông”. Năm 1968, nhà thơ Nguyễn Mỹ trở lại chiến trường miền Nam mà ông gọi là “Mùa đánh Mỹ” đầy khí phách: “Ngày chăm bón, đêm đắp đường, kéo pháo. Lúa hy sinh cho đường mới băng qua. Công sự mọc, bờ vùng dăng chiến lũy. Ngớt tiếng súng rền là tiếng hót sơn ca”.

Ở chiến khu Quảng - Đà, nhà thơ Nguyễn Mỹ được giao nhiệm vụ làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng. Cứ ngỡ tác giả “như chưa hề có cuộc chia ly” được thỏa chí thâm nhập thực tế và sáng tác, nào ngờ ông hy sinh vào ngày 16/5/1971. Người đồng đội bên cạnh nhà thơ Nguyễn Mỹ lúc ông ngã xuống là nhà báo Hoàng Trà (nguyên Tổng Biên tập báo Quảng Nam - Đà Nẵng) kể lại: “Tôi và Nguyễn Mỹ được Ban Tuyên huấn Liên khu 5 phân công tham gia sản xuất tại trại ở Trà Mi. Sáng hôm đó, nghe tiếng pháo dập và tiếng máy bay, anh em biết là địch đi càn. Chờ im tiến súng, các anh lần ra nắm bắt tình hình. Đường hẻm núi, Nguyễn Mỹ phát hiện có một thanh niên người dân tộc từ xa đi lại. Nguyễn Mỹ đứng lại gọi, ý muốn hỏi tình hình địch đổ quân thế nào, ở đâu? Bất ngờ một loạt đạn bùng lên. Thì ra, địch cho toán biệt kích luồn rừng đánh tập hậu. Người thanh niên mà Nguyễn Mỹ gặp chính là người bị biệt kích bắt, đưa đi dẫn đường, còn chúng ẩn phía sau. Tôi đi sau nên chạy thoát, còn Nguyễn Mỹ thì vĩnh viễn nằm lại đất mẹ sau loạt đạn ấy”.

Nhà thơ - liệt sĩ Nguyễn Mỹ được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của ông vẫn ở lại với người Việt Nam “như chưa hề có cuộc chia ly”.

                        LÊ THIẾU NHƠN (chọn và giới thiệu)

Câu thơ 'Như chưa hề có cuộc chia ly' của Nguyễn Mỹ được mượn làm tên gọi cho một chương trình truyền hình.

Câu thơ "Như chưa hề có cuộc chia ly" của Nguyễn Mỹ được mượn làm tên gọi cho một chương trình truyền hình.

CUỘC CHIA LY MÀU ĐỎ

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai hồng

Trưa một ngày sắp ngả sang đôngThu

Bỗng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa

Chồng của cô sắp sửa đi xa

Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc áo đỏ rực như than lửa

Cháy không nguôi trước cảnh chia ly

Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia

Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy

Không che được nước mắt cô đã chảy

Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời

Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi

Và rạng đông đang bừng trên nét mặt

Một rạng đông với màu hồng ngọc

Cây si xanh gọi họ đến ngồi

Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai

Ngày mai sẽ là ngày sum họp

Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!

Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si

Và người chồng ấy đã ra đi...

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế

Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào

“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”

Tôi biết cái màu đỏ ấy

Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người

Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp

Một làng xa giữa đêm gió rét...

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi

Như chưa hề có cuộc chia ly...

   9-1964

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm