| Hotline: 0983.970.780

Phiên họp 29 UBTV Quốc hội: Dẹp nạn “chảy máu” tài nguyên

Thứ Sáu 19/03/2010 , 10:35 (GMT+7)

Sáng qua (18/3), trong ngày làm việc thứ 4, phiên họp 29 của UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Khoáng sản (sửa đổi). Nhiều ý kiến cho rằng, cần ngăn chặn và chấm dứt nạn “chảy máu” tài nguyên diễn ra từ trước đến nay.

Theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ của UB Kinh tế của Quốc hội, qua thảo luận, đa số các ý kiến tán thành về sự cần thiết phải ban hành Luật Khoáng sản (sửa đổi), bởi sau 14 năm thi hành Luật cho thấy, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tế, một số vấn đề mới phát sinh chưa được điều chỉnh.

Trình bày trước UBTV, Bộ trưởng Bộ TN- MT Phạm Khôi Nguyên cho rằng, Luật Khoáng sản hiện hành quy định việc cấp phép hoạt động khoáng sản chưa chặt chẽ, vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho”, chưa ngăn chặn hiệu quả tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản, thiếu các quy định để tăng thu cho ngân sách. “Phải giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc, nổi cộm, bãi bỏ các quy định bất cập, bổ sung quy định những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, những vấn đề đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn thì cần quy định chi tiết ngay trong nội dung của Luật”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Báo cáo thẩm tra về dự án luật trên của UB Kinh tế nhận xét: “Dự thảo trình lần này có nhiều quy định mới, cụ thể, rõ ràng hơn, đã đề cập đến những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong thực hiện luật hiện hành, bổ sung những quy định mà luật hiện hành còn chưa đề cập”. Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết, đa số các ý kiến cho rằng, chế biến khoáng sản có nhiều công đoạn, đề nghị luật chỉ nên điều chỉnh đến khâu phân loại, tuyển lựa, làm giàu khoáng sản sau khi thu được khoáng sản ở mỏ.

Luật Khoáng sản được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1996. Năm 2005, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Tuy nhiên, sau 13 năm thi hành, Luật Khoáng sản vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.

Ông Hiền đề xuất phân quy hoạch thành 3 loại: Quy hoạch chung về thăm dò khoáng sản; quy hoạch chung về khai thác khoáng sản trên cả nước; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của các bộ chuyên ngành. Theo đó, Chủ nhiệm UB Kinh tế tán thành với dự luật quy định, tổ chức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản. “Đây là quy định cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản trong nền kinh tế thị trường, khắc phục những tiêu cực hiện nay. Đề nghị Chính phủ làm thí điểm đấu giá tại một số khu vực”, ông Hiền nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, quy định về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản chưa thể thực hiện vì tính rủi ro trong hoạt động thăm dò là rất cao. Một số ý kiến khác lại lo ngại tiêu cực có thể xuất hiện, khi dự luật cho phép việc chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Các ý kiến này đề nghị, chỉ cho chuyển nhượng tài sản đã đầu tư trong quá trình xây dựng cơ bản.

Về vấn đề này, Thường trực UB Kinh tế nêu ý kiến: “Chỉ cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản đã được đấu giá hoặc gắn liền với chuyển nhượng mỏ, cơ sở sản xuất trên thực địa”. Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba phân tích thêm, để tăng thu cho ngân sách, đảm bảo tính minh bạch, cần đấu giá quyền khai thác khoáng sản chứ không thể cấp phép theo cơ chế xin - cho như hiện nay để xảy ra các trường hợp lợi dụng mua đi bán lại, hưởng lợi lớn từ tài nguyên quốc gia.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất