| Hotline: 0983.970.780

Phó giáo sư 29 tuổi

Thứ Sáu 11/11/2011 , 09:49 (GMT+7)

Ngày 12/11 tới, Lễ công nhận chức danh GS, PGS năm 2011 sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Có 374 PGS, 34 GS sẽ được công nhận và vinh danh. NNVN xin giới thiệu nhà toán học Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982), người được phong PGS trẻ nhất khi chỉ vừa 29 tuổi.

Ngày 12/11 tới, Lễ công nhận chức danh GS, PGS năm 2011 sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Có 374 PGS, 34 GS sẽ được công nhận và vinh danh. NNVN xin giới thiệu nhà toán học Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982), người được phong PGS trẻ nhất khi chỉ vừa 29 tuổi.  

Nhà toán học Phạm Hoàng Hiệp

Giáo sư đầu ngành cũng phải nhận thua

Tôi đến nhà GS Nguyễn Văn Khuê, nguyên giảng viên khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người vốn thuộc "thế hệ vàng" của toán học Việt Nam. GS Khuê là người mà Phạm Hoàng Hiệp luôn nhắc đến đầu tiên khi muốn nói lời cảm ơn trong những công trình toán học thành công của mình. Bản thân GS Khuê cũng khẳng định: Hiệp giống như “đứa con tinh thần” của tôi, là học sinh tôi cưng nhất trong suốt mấy chục năm giảng dạy ở Trường Sư phạm.

Trong mắt GS Khuê, Hiệp hết sức kỳ lạ. Ấn tượng đầu tiên của ông về Hiệp bắt đầu từ một buổi học trong lớp Toán chất lượng cao năm thứ nhất khoa Toán 2002. Lần đó, khi đang đứng lớp giảng đến một công thức nhưng GS Khuê lúng túng vì vắt óc vẫn không tìm ra lời giải. Nhìn xuống lớp ai nấy đều căng thẳng, duy chỉ có một sinh viên cứ ngồi lơ đãng nhìn ra bên ngoài.

Đó chính là Phạm Hoàng Hiệp. Vừa bí vừa bực, GS Khuê gọi Hiệp lên mắng, nhưng rồi ông lại ngớ người khi cậu học trò ngồi lơ đãng ấy trả lời rằng: Thầy đừng giải sẽ tốt hơn, bởi nếu thầy giải ra sẽ còn phức tạp nữa, chẳng ai hiểu đâu.

Đêm ấy GS Khuê mất ngủ vì câu nói của cậu học trò và quyết tâm giải bằng được công thức toán. Sáng hôm sau đúng là giải được thật nhưng điều khiến GS Khuê ngỡ ngàng hơn cả là kết quả đúng như lời Hiệp nói: Chẳng ai hiểu cả.

Sau đó là những giờ lên lớp, những cuộc thảo luận về toán học, cuộc nào cũng có Hiệp tham gia. Lắm lúc các thầy trong hội đồng loay hoay mãi nhưng không thể giải quyết vấn đề thì GS Khuê lại phải nhờ đến Hiệp. “Hắn biết cả nhưng khiêm tốn lắm, chừng nào có người nhắc mới phân tích, chứ ngồi với các thầy mình cả nên hắn cứ nghĩ là “không dám múa rìu qua mắt thợ”, GS Khuê kể.

Quá ấn tượng với cậu học trò quê Hải Dương, ngay từ năm thứ nhất, GS Khuê lên gặp hiệu trưởng để có kế hoạch đào tạo Hiệp để sau này ở lại làm giảng viên bằng một câu bảo đảm: Đây là trường hợp từ trước đến nay chưa hề có ở Trường Sư phạm này, đây cũng là cậu học trò duy nhất mà tôi phải tự nhận rằng mình kém hơn nó.

Vậy nhưng kế hoạch giữ Hiệp lại trường của GS Khuê và ông hiệu trưởng suýt đổ vỡ khi tổng kết khóa học điểm bình quân của anh chỉ được…7,8 (bằng khá). Quy định của các trường đại học bắt buộc phải giữ những người bằng giỏi trở lên nên GS Khuê cùng ông hiệu trưởng phải trình bày trước khoa, trường về trường hợp của Hiệp và đồng ý cho anh vừa công tác vừa…đi học.

Khóa học để thi ở lại làm giảng viên bắt đầu được một kỳ thì Hiệp mới đủ tiêu chuẩn, sau đó anh được đặc cách bảo vệ trước 7 tháng để đi Thụy Điển làm luận án tiến sĩ theo lời mời của GS Urban Cegrell ở ĐH Umea. Đến tháng 3/2008, Phạm Hoàng Hiệp trở thành tiến sĩ khi chỉ mới tròn 26 tuổi. Và nếu theo “lộ trình” mà GS Khuê tính thì đến năm 2016 chắc chắn Hiệp sẽ đủ tiêu chuẩn để trở thành giáo sư. “Đó có thể sẽ là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam từ trước đến nay”, GS Khuê hi vọng. 

Từng thi trượt vào chuyên toán

Phạm Hoàng Hiệp nhận được tin mình đạt chuẩn PGS trẻ nhất lần này khi đang công tác ở Pháp. Liên lạc qua Internet, anh bảo rằng mình thấy vui vì những cố gắng trong nghiên cứu và dạy học đã được ghi nhận. Nhưng đi kèm với đó là quyết tâm và lo lắng phải làm sao để xứng đáng vì: Toán học là công trình nghiên cứu của cả đời người. 

Hiệp đến với toán học như một sự tình cờ, cuối năm lớp 9 đọc một quyển sách về Số học mà bố mua cho trước đó rất lâu. Cảm thấy Toán học rất thú vị nhưng cuối cùng Hiệp lại học ở Trường THPT Hồng Quang (TP Hải Dương) sau khi…trượt vào lớp chuyên toán của tỉnh.

Phạm Hoàng Hiệp gây ấn tượng với 18 bài báo trên các tạp chí quốc tế nghiên cứu chủ yếu về phương trình Monge-Ampere phức.

Trong đó có một số kết quả nghiên cứu nổi bật như: Nghiên cứu phương trình Monge-Ampere trên miền siêu lồi cho độ đo không triệt tiêu trên tập đa cực xuất bản ở trên 2 tạp chí Transactions of the American Mathematical Society Journal de Mathematiques Pures et Appliquees; Mối liên hệ giữa tính khả tích mũ của hàm đa điều hoà dưới và Monge-Ampere của nó, xuất bản ở tạp chí Advances in Mathematics

Về những thú vui ngoài toán học, Hiệp bảo rằng anh thích xem bóng đá, đọc truyện cười… “Tóm lại những người trẻ thích gì thì tôi cũng như vậy”.

Phải đến năm 2002, Hiệp mới có thành tích khi đạt 2 giải nhất môn Giải tích và Đại số ở kì thi Olympic sinh viên toàn quốc. Anh tự nhận mình là người may mắn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Lúc học ở khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, được sự quan tâm và học tập với nhiều giáo sư ở khoa Toán như GS Nguyễn Văn Khuê, GS Lê Mậu Hải,…. Sau đó là cơ hội làm việc với các GS Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thuỵ Điển, GS Ahmed Zeriahi và GS Vicent Guedj, Đại học Toulouse, Pháp.

Hiện nay anh đang làm việc nghiên cứu với giáo sư Jean-Pierre Demailly, một người có tầm hiểu biết rộng và là một nhà sư phạm tuyệt vời, tại Viện Fourier, Đại học Grenoble, nước Pháp.

Anh bảo rằng được chuẩn danh hiệu PGS là một sự tự hào, ít ai biết rằng phải rất nhiều lần GS Nguyễn Văn Khuê thúc giục thì Hiệp mới đem hồ sơ đi gửi. “Thấy nó lương thấp quá, chỉ 3 phẩy, tức là chưa được 10 triệu đồng một tháng trong khi nghiên cứ khoa học tốn kém quá nên bảo nó làm hồ sơ gửi đi, bởi nếu được PGS sẽ tăng lên thành hơn 4 phẩy”, GS Khuê cười buồn.

Nhắc đến chuyện này, Phạm Hoàng Hiệp cũng cười, nhưng anh không quá quan trọng, bởi điều quan trọng nhất với toán học là niềm đam mê. “Theo tôi, khó khăn của người học toán là không gặp một người giỏi hay một quyển sách tốt viết về những ý tưởng, kết quả sâu sắc mà lại trực quan, đơn giản nhất. Ở Việt Nam thì còn gặp phải vấn đề khó khăn là làm thế nào để có tiền cho gia đình vợ con có một cuộc sống thoải mái”.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Công ty chứng khoán chuyển nhầm 15 tỷ đồng cho một cá nhân ở Bát Xát

Lào Cai Sau khi xuất hiện 15 tỷ đồng trong tài khoản, cá nhân này đã liên lạc ngay với đơn vị đã chuyển nhầm để gửi lại số tiền nêu trên.

Bình luận mới nhất