| Hotline: 0983.970.780

Phố nông thôn

Thứ Năm 21/07/2011 , 09:46 (GMT+7)

Đến xóm Mới, thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Con đường ở đây như một "tuyến phố" ở nông thôn.

Thời gian gần đây, ở nhiều vùng quê Phú Yên có phong trào xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến đường giao thông nông thôn với bóng điện compact. Điều này giúp người dân dễ dàng đi lại trong buổi tối, tránh được những tai nạn đáng tiếc và thực sự làm bộ mặt nông thôn đổi mới.

NGƯỜI DÂN TỰ THẮP SÁNG

Đến xóm Mới, thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng về hệ thống chiếu sáng công cộng ở đây. Con đường như một "tuyến phố" ở nông thôn. Xóm này đã đầu tư hệ thống điện đường cách đây 2 năm. Người dân cho rằng: “Tắt bớt một bóng điện nhà để thắp sáng ngoài đường cũng là cách thể hiện tính cộng đồng, văn hóa”.

Trên đoạn đường dài khoảng 400m từ cổng thôn đi vào có khoảng 20 bóng điện compact được bố trí đều trên các trụ dọc hai bên lề đường, mỗi bóng cách nhau khoảng 15m. Hệ thống được bật sáng lúc 18 giờ và tắt vào lúc 5 giờ sáng. Ông Châu Văn Trọng, một người dân ở xóm Mới, cho biết: "Có ánh điện sáng, ban đêm những đứa trẻ trong xóm có thể tụ tập nô đùa bên vỉa hè. Người lớn thì yên tâm đi thể dục quanh đoạn đường này và khi ngủ cũng ngon giấc hơn vì an ninh được đảm bảo".

Theo lời ông Trọng, trước đây đoạn đường dù đã bê tông hóa sạch sẽ, khang trang nhưng ban đêm tối om, nhiều người ngại ra đường. Không chịu cảnh tối tăm, các hộ dân trong xóm ai cũng đồng lòng tự câu, mắc trước cổng nhà mình một bóng điện compact tiết kiệm điện và thế là hình thành được một đoạn đường có điện thắp sáng choang.

Nhưng sau một năm, thấy việc thắp sáng không đồng loạt, có hộ lại quên tắt điện gây lãng phí nên cả xóm đã họp bàn, đi đến phương án gom tất cả các bóng điện mắc chung vào một đường dây và một công tơ điện. Tới tháng, lượng điện tiêu thụ được chia bình quân cho mỗi hộ. “Ngoài tiền đóng góp cố định hàng tháng, 15 hộ dân xóm Mới còn thống nhất đóng quỹ dự phòng dùng để củng cố, thay thế thiết bị hư hỏng”, ông Trọng cho biết.

Không những thắp sáng các tuyến đường nông thôn, đối với một số đoạn trên tỉnh lộ, huyện lộ, người dân cũng sẵn lòng tham gia. Trên tuyến đường 645 đoạn qua thôn Phước Nông, xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa), khoảng 15 hộ dân sống dọc đoạn đường này đã tự giác câu điện ra đầu ngõ để thắp sáng, hình thành một tuyến đèn đường khoảng 400m. Bà Võ Thị Mỹ Dung, người dân ở đây, cho biết: “Từ khi có đèn chiếu sáng ở đoạn đường này, an toàn giao thông được đảm bảo hơn trước, khu dân cư nhộn nhịp hẳn lên. Khách đi đường qua lại khen ngợi nhiều lắm”.

NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG QUAN TÂM

Tại xã Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa), từ những năm 2007-2008, các HTX nông nghiệp kinh doanh dịch vụ trong xã cũng đã thắp sáng một số vị trí ở các tuyến đường nông thôn. Sau khi bàn giao lưới điện cho ngành Điện lực quản lý, UBND xã đã xây dựng phương án mới, tiến hành lắp đặt 270 vị trí chiếu sáng (mỗi thôn bố trí 40-50 bóng 20W) trên các trục đường giao thông chính trong thôn.

Theo phương án này, mỗi hộ dân trong xã đều phải đóng 2.000 đồng/tháng để cùng chi trả các khoản chi phí (lượng điện tiêu thụ, công kỹ thuật bảo dưỡng và dự phòng thay thế sửa chữa). Theo ông Đặng Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Tây thì: “Lắp đặt hệ thống điện đường nông thôn là một việc làm thiết thực, phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân Hòa Xuân Tây, góp phần hiện đại hóa nông thôn”.

Xã Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) thì lại có cách làm khác. So với các địa phương khác, hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường ở xã này không dày, chỉ thắp sáng một số đoạn đường cần thiết để đảm bảo an ninh và an toàn giao thông trong thôn, xóm, nhưng bù lại việc đầu tư, kể cả điện năng tiêu thụ đều được các HTX trích lợi nhuận kinh doanh để chi trả.

Ông Trần Phú Sơn, Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Trung, cho biết: "Việc đầu tư chiếu sáng các tuyến đường nông thôn, nhất là các “điểm đen” tai nạn giao thông và nhạy cảm về an ninh, trật tự được Đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Chúng tôi thấy được hiệu quả tích cực từ việc đầu tư này".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm