| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng chúc Tết công nhân mỏ ở độ sâu 300m

Thứ Ba 10/02/2015 , 15:17 (GMT+7)

Khai thác than dưới mức -300m được coi là hầm lò sâu nhất, có công nghệ khai thác phức tạp và khó khăn nhất trong ngành khai thác mỏ của Việt Nam.

Sáng 10/2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã xuống lò -300m tại mỏ than Hà Lầm (Quảng Ninh), chúc Tết công nhân mỏ và thăm hỏi đời sống các gia đình ngành than.

Khai thác than dưới mức -300m được coi là hầm lò sâu nhất, có công nghệ khai thác phức tạp và khó khăn nhất trong ngành khai thác mỏ của Việt Nam. Dự án của CTCP than Hà Lầm triển khai từ năm 2009, với tiết diện đường lò 24,5m cho sản lượng 2,4 triệu tấn/năm, thời gian khai thác trên 45 năm.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tặng quà Tết cho các gia đình thợ mỏ, gia đình chính sách của ngành than. )Ảnh: VGP/Nguyên Linh)

Xuống -300m (độ sâu nhất của lò), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã gặp gỡ, thăm hỏi những công nhân mỏ đang vào ca đầu tiên trong ngày.

Để phục vụ cao nhất cho việc đào lò xây dựng cơ bản và khoanh vùng lò chợ cơ giới hóa của dự án hầm lò dưới mức -300, mỗi ca làm việc cần 400 lao động, cùng nhiều thiết bị hiện đại hàng đầu của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam như máy khoan 2 cần, máy xúc lật hông đều được huy động.

Dự kiến đầu quý II/2015, dự án than hầm lò ở mức -300m của Công ty sẽ bắt đầu ra than ở khu vực lò chợ với sản lượng 600.000 tấn/năm. 

Việc thi công đào các đường lò xây dựng cơ bản ở mức -300m là dự án quan trọng, giúp Than Hà Lầm có bước đột phá về sản lượng than trong những năm tới; cùng với các đơn vị của ngành than thực hiện việc chuyển hướng từ tăng trưởng "nóng" sang tăng trưởng "xanh", phát triển theo chiều sâu, bền vững.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chụp ảnh kỷ niệm với cán bộ, công nhân viên ở hầm lò -300m. (Ảnh: VGP/Nguyên Linh)

Ở mức -300m, công nghệ khai thác hoàn toàn khác trước: Các hạng mục đồ sộ, hiện đại với những đường lò thẳng tắp được lắp điện chiếu sáng, tiết diện có những chỗ lên đến 60m2, đường lò rộng thênh thang, dài hàng cây số dưới lòng đất.

Các hạng mục chính, quan trọng của dự án hiện nay đã hoàn thành như các đường lò xuyên vỉa nối thông 3 giếng và hệ thống sân ga; hệ thống hầm bơm và lò chứa nước; hệ thống vận tải chính trong lò; trạm điện trung tâm và trạm y tế dưới hầm lò..., cùng với các hạng mục trên mặt bằng +75 như nhà điều hành sản xuất, nhà ăn công nghiệp, nhà tắm, giặt, cấp phát bảo hộ lao động... đã hoàn thành.

Bày tỏ ấn tượng với thành quả và chia sẻ với những người thợ mỏ - lớp thợ tiên phong trong giai đoạn mới của ngành than khi nhiệm vụ duy trì sản lượng tiếp tục được đặt ra, việc khai thác lộ thiên bắt đầu đi vào giai đoạn cuối và khai thác sâu là tất yếu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dặn dò cán bộ, công nhân ngành than xuống độ sâu sâu hơn, lò đào có tiết diện lớn, đào chủ yếu bằng máy... đều còn mới mẻ với ngành, vì vậy, cần quyết tâm làm chủ được công nghệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, mỗi công nhân cần tăng cường hơn nữa, thực hiện quyết liệt các biện pháp an toàn, tăng cường kỷ luật, xây dựng tác phong công nghiệp để hạn chế tối đa tai nạn, sự cố, đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

Phó Thủ tướng cũng thăm và tặng quà Tết cho các gia đình thợ mỏ, gia đình chính sách của ngành than; chỉ đạo lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty than Đông Bắc chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có cơ chế, chính sách thích hợp trong đào tạo, chăm lo đời sống, phát huy cao độ truyền thống “Kỷ luật-đồng tâm”, nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của ngành mỏ.

(Chinhphu.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm