| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng dự kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành Thủy sản

Chủ Nhật 31/03/2019 , 21:21 (GMT+7)

Tại Quảng Ninh, tối 31/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959 – 1/4/2019) và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tổng cục Thủy sản.

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về tiềm năng phát triển của kinh tế biển và khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thể theo nguyện vọng của ngành Thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/4 hàng năm chính thức là Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam tại Quyết định số 173-TTg ngày 18/3/1995.

Bộ trưởng: Ngành Thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn

“Với truyền thống lâu đời và bằng sự bền bỉ phấn đấu không ngừng, toàn thể cán bộ, ngư dân, người lao động trong ngành thủy sản đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển ngành Thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước; cải thiện rõ rệt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc”, Bộ trưởng nói.

Trong giai đoạn 1995 đến nay, với Quyết định 393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khai thác hải sản xa bờ được quan tâm phát triển, đã góp phần tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hạ tầng nghề cá được quan tâm đầu tư (trọng tâm là 10 cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão).

Ngành Thủy sản ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng; thị trường xuất khẩu thủy sản quốc tế được mở rộng với sự ra đời, hoạt động hiệu quả của Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Luật Thủy sản năm 2003, Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác là cơ sở pháp lý để ngành Thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao; đánh dấu việc đổi mới tư duy quản lý ngành từ nghề cá nhân dân sang nghề cá hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng yêu cầu hội hập quốc tế.

Ngành Thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc.

Năm 2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 01/2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 3/2013 lực lượng Kiểm ngư được thành lập.

“Với những căn cứ pháp lý và những dấu mốc son vừa nêu, sau 60 năm phát triển, Ngành Thủy sản đã có những bứt phá vượt bậc. Sản lượng thủy sản năm 2018 đạt hơn 7,4 triệu tấn, gấp 5,6 lần so với năm 1995. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường; kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 1999 lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ USD thì năm 2018 đã đạt trên 9 tỷ USD, đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới”, Bộ trưởng khẳng định.

Năm 2007, Ngành Thủy sản vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản lần này, Tổng cục Thủy sản được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất .

Chúc mừng những thành tựu mà ngành Thủy sản đạt được, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Việt Nam là quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, với đường bờ biển dài hơn 3.260km cùng khoảng 4.000 đảo lớn, nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một trong những quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, biển Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với an ninh quốc gia, khu vực mà còn sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, cung cấp sinh kế cho hàng triệu người từ ngàn xưa đến tận ngày nay và tới cả mai sau. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chúc mừng thành tựu của ngành Thủy sản

Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Trong bối cảnh Hội nhập Kinh tế quốc tế, ngành Thủy sản luôn được Đảng, Chính phủ coi là ngành sản xuất chiến lược, được chú trọng quan tâm phát triển với các Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết số 09 của BCH TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và gần đây là Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII thông qua.

Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, ngành Thủy sản cần tiếp tục tăng cường quản lý, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.

“Cần lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tổng cục Thủy sản

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tổng cục Thủy sản.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm