| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Hoàn toàn không bi quan(!?)

Thứ Ba 08/06/2010 , 09:59 (GMT+7)

Liên tiếp "đón nhận" gần 40 ý kiến thảo luận mang tính chất vấn xung quanh vấn đề giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã “giải trình” như thế nào?

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trả lời chất vấn
Liên tiếp "đón nhận" gần 40 ý kiến thảo luận mang tính chất vấn xung quanh vấn đề giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã “giải trình” như thế nào?

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc các ĐBQH cho rằng việc thành lập trường ĐH ồ ạt vừa qua là nguyên nhân làm chất lượng giáo dục giảm sút, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "Nguyên nhân cuối cùng là do nhận thức của chúng ta về quản lý và chúng ta quản lý chưa tốt".

“Năm 1987, khi chúng ta đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì có 111 trường ĐH, CĐ và một năm chỉ có 20 ngàn kỹ sư cử nhân ra trường, bây giờ mỗi năm ta có 220 ngàn kỹ sư cử nhân ra trường, gấp hơn 10 lần trong đó 90% ra trường có việc làm. Sau 22 năm quy mô kinh tế ta tăng khoảng 4 lần, nếu không có lực lượng này thì không thể phát triển kinh tế được. Tuy còn hạn chế về chất lượng nhưng nó có đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Đó là đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”- Phó Thủ tướng  Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục bảo lưu quan điểm. 

Về biện pháp của Bộ GD-ĐT đưa ra vừa qua là buộc các các trường ĐH công khai tất cả có phải chỉ là hình thức, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Chưa bao giờ các trường ĐH lại công khai đầy đủ như bây giờ. Ai nói là hình thức thì phải đối chiếu với thực tế. Vì chúng ta mới làm nên có thể chưa sát nhưng khái quát thì không phải hình thức. Có thể năm thứ nhất chưa đầy đủ thông tin nhưng chúng tôi đánh giá chỗ nào làm chưa tốt thì nhắc nhở. Đến nay thì 100% trường đã công khai rồi".

Qua đợt này sẽ làm cho ngành giáo dục và toàn xã hội hiểu đúng thực trạng của ngành mình và thống nhất giải pháp. Chúng ta hoàn toàn không bi quan về giáo dục ĐH – PTT Nguyễn Thiện Nhân  

Trao đổi trước các ý kiến của ĐBQH, Phó Thủ tướng  Nguyễn Thiện Nhân nói: Trước khi Luật Giáo dục ra đời, thì phát triển ĐH- CĐ còn hạn chế. Nhưng sau khi có Luật nhà đầu tư có niềm tin nên số trường ĐH-CĐ tăng nhanh. “Trong 12 năm đã ra đời 94 trường ĐH, 4 năm gần đây ra đời 47 trường. Tuy nhiên, đến 2008 Bộ GD - ĐT đã xem xét và tổng kết 10 năm ra đời ĐH mới, chúng tôi đã khẳng định không thể tiếp tục cho ra đời ĐH mới hoặc quản lý ĐH như vừa qua. Nhưng khắc phục như thế nào thì gần một năm chúng tôi chưa làm được”- Phó Thủ tướng  Nguyễn Thiện Nhân giãi bày.

Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù ĐH tăng nhanh chóng nhưng nếu không phát triển ở các tỉnh, TP thì SV ra trường không trở về địa phương công tác. Nhờ “phủ sóng” toàn quốc như vậy mà các em ra trường đã ở lại cống hiến cho địa phương. 

Trả lời câu hỏi của nhiều ĐBQH về việc ai chịu trách nhiệm về giáo dục ĐH thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: “Giáo dục nằm chung trong sự lãnh đạo của Đảng, QH, Chính phủ nên có trách nhiệm chung của cả hệ thống, trong đó trách nhiệm trực tiếp là ngành giáo dục và của mỗi chúng ta. Năm 2008 chúng tôi đã nói là không thể để ĐH phát triển như thế và 2009 chúng tôi đã xác định được cách làm. Đó là phải sửa các hoạt động quản lý trước mới sửa được những cái khác. Giáo viên yếu, cơ sở vật chất yếu, đều đúng nhưng đều do người quản lý cả. Vậy thì phải sửa từ hoạt động quản lý".

"Chúng tôi sẽ tập trung đổi mới quản lý trong 3 năm. Và chúng tôi tin rằng, sau 3 năm cùng với nghị quyết của QH về giáo dục ĐH, chắc chắn giáo dục ĐH của chúng ta sẽ khắc phục được thực trạng hiện nay và phát triển"  - Phó Thủ tướng  Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM): Nếu cứ dựa vào vú sữa nhà nước thì có đòi miết cũng không có sữa nữa  

Tôi thấy trong hai báo cáo của Chính phủ và QH nêu rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của giáo dục ĐH. Nhưng theo tôi chỉ có 2 nguyên nhân: Một là cơ sở vật chất của cả công lập và ngoài công lập đều rất tệ. Có trường chỉ có một trụ sở thôi, cứ “ăn nhờ ở đậu” như thế thì làm sao nâng chất lượng lên được? Không có thư viện thì vô phương nâng chất lượng học tập của SV, không có điều kiện nâng chất lượng giáo trình, bài giảng, thực tập. Vậy thì cơ cở vật chất là số 1. Nếu không cải thiện cái này thì khó nâng chất lượng SV và chất lượng giảng dạy.

Hai là đội ngũ dạy học. Bây giờ là thị trường ĐH rồi. Các ĐB mong nhà nước đưa cho cái này cái kia, thế là không được. Chính phủ đã chi 20% cho giáo dục rồi, không có khả năng chi nữa, có đòi cũng không được đâu. Vậy thì con đường nào? Chỉ có con đường đẩy mạnh hơn nữa XHH, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ĐH. Đã XHH là chấp nhận có lợi nhuận và lợi nhuận đó được người đi học chấp nhận. Chỉ có con đường này thôi. Nếu cứ dựa vào cái vú sữa của nhà nước này thì có đòi miết cũng không có sữa nữa. 

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.