| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp công tác thú y giữa Hà Nội với 24 tỉnh, TP

Thứ Tư 20/06/2018 , 08:31 (GMT+7)

Thực hiện chỉ đạo của Sở NN- PTNT TP Hà Nội, Chi cục Thú y TP đã ký kết hợp tác về công tác thú y với 24 Chi cục Thú y các tỉnh, TP phía Bắc. 6 tháng đầu năm 2018, việc phối hợp giữa các Chi cục Thú y đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ký kết văn bản phối hợp

Mục tiêu của việc ký kết phối hợp công tác nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thú y, phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Mở rộng thị trường tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật đảm bảo ATVSTP của các địa phương trên địa bàn Thủ đô; nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi.

14-29-41_img_1943
Kiểm tra xe vận chuyển động vật sống đưa vào địa bàn Hà Nội tiêu thụ

Nội dung phối hợp, bao gồm phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về qui hoạch phát triển chăn nuôi, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh động vật, xây dựng hệ thống thú y cơ sở; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Trao đổi các chính sách quản lý phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật, quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; các chính sách khuyến khích giết mổ tập trung; kinh nghiệm quản lý, xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Tăng cường kiểm soát chất lượng các sản phẩm chăn nuôi được đưa vào thị trường các tỉnh, TP nhằm giám sát tốt từ SX, sơ chế, chế biến đến lưu thông, phân phối, tiêu thụ. Phối hợp truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Khuyến khích và kết nối, thu hút các DN tham gia SX, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm an toàn theo quy mô vùng, liên vùng giữa các tỉnh, TP cung cấp thực phẩm cho Hà Nội và ngược lại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm cung ứng cho các bên.
 

Lĩnh vực phối hợp giữa các tỉnh, TP

Sau khi ký kết, việc phối hợp giữa các Chi cục các tỉnh, TP trong công tác phòng chống dịch, trao đổi thông tin, thông báo dịch bệnh đã có sự chặt chẽ hơn. Từ đó tạo sự chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch.

Phối hợp kiểm soát, truy tìm nguồn gốc các chủ buôn bán gia cầm nhập lậu, giúp ngăn chặn gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc về các chợ đầu mối có hiệu quả, góp phần giám sát, kiểm soát chủ động hơn, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh giữa các Chi cục. Giữa các Chi cục thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, nhất là với các bệnh truyền nhiễm như LMLM, tai xanh, cúm gia cầm...; về kết quả xử lý, nguy cơ để các bên chủ động phòng ngừa.

Các tỉnh, TP cũng đã phối hợp tốt trong công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh, giám sát việc xuất, nhập động vật vào địa bàn. Nếu có nghi ngờ cũng kịp thời thông báo ngay cho tỉnh, TP bạn để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, cũng như để xử lý nhanh tình huống xảy ra.

Phối hợp kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATVSTP. Phần lớn số gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật vận chuyển lưu thông với số lượng lớn giữa các tỉnh, TP đều được tiêm phòng, thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát, thực hiện các thủ tục theo quy định.

Một số tỉnh, TP đã tham quan mô hình trang trại chăn nuôi; mô hình cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để về áp dụng vào địa phương mình. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu các cơ chế, chính sách về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt là qui hoạch, đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng quản lý các cơ sở giết mổ tập trung.

Thực hiện Thông tư 25/2016/BNNPTNT, nhiều Chi cục đã gửi thông tin hàng ngày đối với kiểm dịch động vật làm giống xuất ra tỉnh ngoài, gửi thông tin hàng tuần, hàng tháng về việc cấp giấy kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn và từ địa bàn đi các tỉnh, TP để cùng kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc.

Giữa các Chi cục đã chủ động phối hợp với nhau để cùng nhau xử lý các vi phạm, sai sót trong quá trình kiểm dịch, cấp giấy kiểm dịch; phối hợp trong truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật khi có nghi ngờ…

14-29-41_img_1972
Cán bộ kiểm dịch của Chi cục Thú y Hà Nội kiểm tra vệ sinh thú y tại một chợ cóc

Thông tin kịp thời các trường hợp vi phạm như giấy kiểm dịch không hợp lệ, vận chuyển không có giấy kiểm dịch, thủ tục kiểm dịch không đúng …để phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm, tạo điều kiện để các Chi cục quản lý chặt chẽ cán bộ, quản lý công tác chuyên môn.
 

Kết quả 6 tháng đầu năm 2018

6 tháng đầu năm 2018, Chi cục Thú y Hà Nội đã thực hiện kiểm dịch, cấp giấy kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tới địa bàn 62 tỉnh, thành.

Cụ thể, kiểm dịch động vật 18.018.947 con, kiểm dịch sản phẩm động vật 25.861 tấn. Trong đó Chi cục Thú y Hà Nội đã thực hiện kiểm dịch, cấp giấy kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tới địa bàn 24 tỉnh, TP đã tham gia ký kết phối hợp với 4.091.894 con động vật, 17.512 tấn sản phẩm động vật.

6 tháng qua, động vật, sản phẩm động vật từ địa bàn 62 tỉnh, TP được vận chuyển về Hà Nội, gồm kiểm dịch động vật 7.038.457 con, kiểm dịch sản phẩm động vật 29.561 tấn. 

Trong đó, tính riêng động vật, sản phẩm động vật từ địa bàn 24 tỉnh, TP đã tham gia ký kết phối hợp được đưa về tiêu thụ tại Hà Nội với 803.586 con động vật, sản phẩm động vật là 117,2 tấn.

- Vùng ĐBSH gồm 10 tỉnh, TP: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng;

- Vùng Tây bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái;

- Vùng Đông bắc gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

 

Xem thêm
Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.