| Hotline: 0983.970.780

'Phơi mình' dưới nắng nóng 40oC chờ đưa nông sản sang Trung Quốc

Thứ Năm 05/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Giữa cái nắng như thiêu đốt, bãi hàng hóa Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) thực sự như một chảo lửa. Trên trời dưới đất đều nóng bỏng, cả trăm con người vẫn mướt mồ hôi chờ chực đưa nông sản sang Trung Quốc.

Vất vả nhất là lực lượng bộ đội biên phòng…

14-52-57_1
Hàng nông sản ùn ùn xuất qua Trung Quốc tại Lào Cai

Giữa cái nóng hầm hập, lái xe công ten nơ thanh long từ tỉnh Bình Định, anh Đặng Tùng Phương vừa nấu ăn cho biết, đã 3 ngày nay chịu cảnh ăn ngủ vật vờ ở bãi hàng hóa của cửa khẩu. Anh và một người nữa đánh 1.050 thùng thanh long từ thành phố Phan Thiết, tới Lào Cai ngày 1/7.

Do phía chủ hàng Trung Quốc chưa nhận hàng, anh Phương đành phải nổ máy, chạy kho lạnh và ăn ngủ luôn tại chỗ. Mỗi ngày như vậy, tốn khoảng 1 triệu đồng tiền dầu máy. “Ban ngày nắng thì mắc võng chui vào gầm xe ngủ, đêm thì lên cabin nằm. Ăn uống thì hai anh em mang theo bếp gas mini tự nấu. Tắm giặt, đi vệ sinh thì chạy ra ngoài, mỗi lần mất 10 nghìn đồng”, anh Phương cho biết. Tôi hỏi, đã có thông tin phía bên kia bao giờ họ nhận hàng chưa, anh Phương lắc đầu “Chưa có, không biết bao giờ thì được về lại…”.

Anh Nguyễn Văn Dương, chủ hàng xe công- ten-nơ thanh long cũng từ Bình Định đang cùng vài người khác bật ngửa cabin, thay 2 chiếc ắc quy bị hỏng. Anh Dương khẳng định, về mặt thủ tục thông quan, các lực lượng như hải quan, biên phòng luôn sắp xếp bài bản, ưu tiên hàng nông sản. Thậm chí, nếu phía Trung Quốc “ăn” hàng buổi trưa, những lực lượng này sẽ phải làm thông ngày. “Nắng nóng thế này, bọn tui cũng cực khổ đấy nhưng vẫn còn chỗ mà tránh, hay ngồi uống nước chờ chuyển hàng. Khổ nhất phải là mấy đồng chí biên phòng ngoài bãi kia kìa, cả buổi phải phơi nắng hướng dẫn các xe ra vào”, anh Dương chỉ tay về phía mấy bóng áo xanh đang chạy lăng xăng trước đầu xe công ten nơ.

Thiếu tá Đặng Chí Thành, Trực ban Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành chia sẻ, lực lượng biên phòng vất vả là điều chắc chắn. Mấy ngày qua, nhiệt đột ngoài trời có khi 40oC, một nhóm 4 – 5 chiến sỹ vẫn phải đứng dầm nắng điều tiết phương tiện. Do phải đi lại liên tục, mỗi người chỉ cầm một chiếc ô nhỏ tránh nắng. “Ngày nào cũng vậy, do phải đứng liên tục dưới nắng, có những đồng chí bị say nắng, khi đi vào trong nhà, cứng họng không nói được. Nhưng đây là nhiệm vụ, lại trong giai đoạn cao điểm xuất khẩu nông sản nên anh em đều phải cố gắng”, thiếu tá Thành tâm sự.

14-52-57_2
Các lái xe làm thủ tục xuất hàng

Từ tháng 10/2017, một bãi hàng hóa rộng chừng 3ha tại cửa khẩu này được đưa vào sử dụng. Theo thống kê, ban ngày có khoảng 300 – 400 người sinh hoạt tại đây. Riêng về đêm, có khoảng 100 người là chủ hàng, tài xế lưu lại chờ đưa hàng sang bên kia. Nhưng không hiểu vì sao, khu vực này không được xây dựng khu tạm trú hay nhà vệ sinh công cộng.

Từng ấy con người phải ăn ngủ vật vờ, đi vệ sinh trả tiền bên ngoài hoặc đi nhờ khu liên ngành. Chính vì vậy, nhà vệ sinh khu liên ngành luôn trong tình trạng quá tải, thiếu sạch sẽ. Hầu như ngày nào lực lượng liên ngành cũng bị cánh tài xế, chủ hàng nói rát tai, đặc biệt những ngày nắng nóng – nhưng đành bất lực.

Thời gian qua, hàng nông sản xuất qua Lào Cai sang Trung Quốc chủ yếu là thanh long và vải. Ông Trần Anh Tú, Phó trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) cho biết, tính từ 1/6 – 1/7, kim ngạch xuất khẩu đạt 107,5 triệu USD. Trong đó, quả thanh long 40 triệu USD, vải 7,1 triệu USD… Hiện nay, mặt hàng chính vẫn là thanh long từ các tỉnh miền Trung chuyển ra. Còn vải thiều, do đã cuối vụ nên những lô hàng xuất đi cũng ít dần.

Cũng theo ông Tú, hàng nông sản luôn được ưu tiên thông quan hết trong buổi sáng. Chỉ những lô hàng phía Trung Quốc chưa nhận mới nằm lại bãi chờ. “Nắng nóng cũng ảnh hưởng tới một số bộ phận làm việc tại cửa khẩu, tuy nhiên việc thông quan hàng hóa vẫn thuận lợi, không có ùn tắc. Mỗi xe đi qua chỉ dừng lại làm thủ tục khoảng nửa phút là xong. Hàng nông sản chủ yếu bảo quản thùng lạnh nên gần như không bị hư hỏng”, ông Tú khẳng định.

14-52-57_4
Dưới trời nóng như đổ lửa, các lái xe phải chịu cảnh ăn ngủ tạm bợ ngay tại bãi hàng hóa

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm