| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh đậu cho bồ câu - cách sát trùng chuồng nuôi nhốt chim bồ câu

Thứ Năm 24/09/2020 , 08:43 (GMT+7)

Chăn nuôi chim bồ câu, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng.

Bạn đọc Nguyễn Xuân Thắng ở Hưng Yên hỏi: Tôi đang nuôi 30 cặp bồ câu Pháp mô hình nuôi nhốt. Tôi vệ sinh, thu dọn chuồng trại và thường xuyên rắc vôi bột mà chim non con nào cũng bị bệnh đậu và có nhiều con mạt bâu bám trên phân chim. Tôi muốn phun thuốc sát trùng chuồng trại mà chưa biết dùng loại thuốc nào.

Xin chuyên gia tư vấn nên dùng thuốc nào diệt mầm bệnh và những con mạt đó? Các bước sát trùng như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phòng bệnh đậu cho bồ câu cần vệ sinh ổ thường xuyên và đúng cách, việc này giúp triệt tiêu môi trường cho virus gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển trong khu vực nuôi nhốt bồ câu. 

Phòng bệnh đậu cho bồ câu cần vệ sinh ổ thường xuyên và đúng cách, việc này giúp triệt tiêu môi trường cho virus gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển trong khu vực nuôi nhốt bồ câu. 

Trả lời:

Theo như anh mô tả, chim bồ câu của anh đã bị mắc bệnh đậu và có nhiều con mạt trên phân chim. Chuồng trại anh đã vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột là tốt cho việc vệ sinh, sát trùng.

Tuy nhiên trong chăn nuôi chim bồ câu nói chung, phòng bệnh đậu cho bồ câu nói riêng, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn nuôi chim non vì trong giai đoạn này, chim non nằm tại ổ và chim bố mẹ mớm sữa và thức ăn cho chim non, phân thải trực tiếp tại ổ đẻ.

Do đó ổ đẻ phải có rơm khô lót ổ và thường xuyên phải thay lớp lót ổ này 2 lần/1 tuần. Nếu lớp lót ổ này không khô ráo, dính nhiều phân tạo nên độ ẩm cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu hè nhiệt độ, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện virus gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển.

Mô hình bồ câu nuôi nhốt. Ảnh: Trại bồ câu Pháp Đình Khiêm.

Mô hình bồ câu nuôi nhốt. Ảnh: Trại bồ câu Pháp Đình Khiêm.

Phun thuốc sát trùng cho chuồng trại phòng bệnh đậu cho bồ câu

Anh có thể dùng một trong các loại thuốc sát trùng phổ biến sau: VikonS, Benkocid, Chloramin B, Iodine,  liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi phun thuốc sát trùng cần dọn sạch phân, rác trên nền chuồng, sau đó mới phun thuốc sát trùng. Định kỳ 2 tuần phun một lần.

Xem thêm
Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn

Nuôi vịt chuồng sàn tăng được mật độ nuôi, dễ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Ra mắt giống ngô lai mới kháng sâu keo mùa thu và sâu đục thân

Syngenta Việt Nam ra mắt giống ngô NK6101BGT kháng sâu đục thân và sâu keo mùa thu, bộ rễ khỏe, cây xanh từ gốc đến ngọn, chịu hạn tốt, năng suất vượt trội.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm