| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh gia súc, gia cầm mùa lũ

Thứ Tư 04/10/2017 , 09:30 (GMT+7)

ĐBSCL đã vào mùa lũ, thời tiết thay đổi dễ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Công tác phòng chống đang được các tỉnh hết sức quan tâm.

08-45-21_nh_1-_nuoi_th_vit_chy_dong_o_dbscl
Nuôi thả vịt chạy đồng ở ĐBSCL

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, với mục tiêu phát hiện nhanh, kịp thời dập dịch, hạn chế tối đa thiệt hại, Chi cục chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm thể độc lực cao trên địa bàn tỉnh từ sau năm 2020, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm; phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Mới đây UBND tỉnh An Giang phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017 - 2020. Hiện trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh ổn định, gia súc gia cầm chỉ xảy ra những bệnh thông thường như cảm nóng, say nắng, bỏ ăn và được can thiệp kịp thời. Không xảy ra những bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, cúm. Tổng số gia súc, gia cầm mắc bệnh 7.926 con (trong đó có 262 con chết) tỷ lệ điều trị khỏi 97%; hiện tượng trên xảy ra rải rác 2.774 hộ nuôi ở địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố (trong đó heo mắc bệnh 4.698 con, trâu bò 1.398 con,  gia cầm 964 con...). 

Bên cạnh đó, công tác giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ chăn nuôi được Trạm Chăn nuôi và Thú y và hệ thống mạng lưới nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ nhất là vào những thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh.

Theo kế hoạch, từ 2017 - 2020, chủ động tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh; tiêu độc sát trùng các khu vực mua bán, giết mổ gia cầm, các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhốt.

Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, trong thời gian tới, ngành sẽ kết hợp với các địa phương quản lý chặt chẽ hơn nữa khâu vận chuyển, giết mổ để kiểm soát vấn đề giết mổ gia súc gia cầm bất hợp pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại Vĩnh Long, ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh này cho biết: “Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát rất chặt chẽ. Vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ nên dịch bệnh xảy ra rất ít, được kịp thời xử lý nên không có tình trạng lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ đầu năm đến nay đàn gia cầm của tỉnh được tiêm phòng hơn 7 triệu liều vacxin nên dịch cúm gia cầm không xảy ra trên quy mô lớn. Chỉ có một vài hộ chăn nuôi nhỏ có để xảy ra cúm gia cầm nhưng đã ngăn chặn kịp thời”.

08-45-21_nh_2-_chu_dong_phong_benh_hon_chu_benh_o_gi_cm
Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh

"Do ý thức của người chăn nuôi về vấn đề dịch bệnh đã tăng lên nên họ đã chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh bởi đàn vật nuôi là cả một gia tài của họ, đa số người nuôi đều tiêm phòng cho vật nuôi", ông Tùng chia sẻ.

Cũng theo ông Tùng, nhiều năm trước vịt đẻ chạy đồng là mối nguy cơ lây lan dịch cúm A H5N1 do tập quán cho vịt ăn lúa rụng và di chuyển đàn từ nơi này sang nơi khác khó quản lý. Đến thời điểm hiện tại, vịt đẻ chạy đồng được quản lý rất chặt tại các địa phương. Người chăn nuôi đã thực hiện tiêm phòng tốt nên đẩy lùi nỗi lo xuất hiện dịch bệnh. Theo thống kê, đàn vịt đẻ chạy đồng của Vĩnh Long hiện có hơn 2,5 triệu con đã được tiêm phòng vacxin.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm