| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh mùa mưa lũ và tay chân miệng

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:19 (GMT+7)

(Diễn giả: BS Cao Minh Toàn, PGĐ Sở Y tế Đăk Lăk, BS Phạm Văn Lào, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đăk Lăk)

Mùa mưa lũ thường mắc bệnh gì?

Bệnh hay gặp nhất trong mùa mưa lũ là bệnh cảm hàn, sau đó là về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiếp nữa là các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm kẽ chân, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ… Trong tình hình hiện nay cần đề phòng cao với bệnh tay chân miệng.

Cần phòng bệnh như thế nào?

Mưa lũ làm nước ngập, nước chảy tràn nhiều nơi mang theo mầm bệnh đi khắp nơi. Mưa lũ cũng làm thiếu nước sạch nên bệnh càng dễ tấn công. Trời không nắng, không khí lại ẩm nên mầm bệnh sống khỏe hơn, sống lâu hơn trong lúc sức đề kháng của con người lại giảm sút. Bởi vậy, việc phòng bệnh trong mùa mưa lũ là hạn chế thấp nhất các nguyên nhân trên.

Tỉnh Đăk Lăk hiện chỉ có 70 giếng tập trung và hơn 300.000 giếng tự đào, 98% có nhà vệ sinh nhưng chỉ có 2% có nhà vệ sinh tự hoại, có đến 45% chuồng gia súc ở gần nhà không có hệ thống xử lý phân hợp vệ sinh. Rác, chất thải của con người, vật nuôi, chất thải công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật không được thu gom và xử lý đúng cách là những mối lo túc trực đe dọa sức khỏe cộng đồng nhất là bà con nông dân, nơi còn nhiều thiếu thốn, sơ sài.

Ngoài ra, mùa mưa lũ giao thông bị chia cắt, phần lớn rau xanh, thực phẩm đều tự cung, tự cấp nên rất dễ có mầm bệnh đi theo nên hạn chế tối đa việc ăn rau sống.

Nếu buộc phải dùng nước lũ, nước sông suối thì xử lý thế nào?

Trước hết cần lắng trong, dùng cục phèn chua cỡ ngón tay có thể lắng trong cho 25 lít nước. Sau 30 phút đến 1 giờ thì có thể chắt lấy nước trong, hòa vào 1 viên Clomin B 25% cho 25 lít nước sau 30 phút đến 1 giờ thì có thể dùng tắm rửa, nấu cơm… Tất nhiên, nếu uống thì cần phải đun sôi. Nếu không có phèn chua thì lấy lá rau mồng tơi, vò nát ra, hòa vào nước để lắng trong cũng có hiệu quả.

Mùa mưa lũ thường bị nước ăn chân. Phòng bệnh này như thế nào?

Tác nhân gây bệnh nước ăn chân là do nấm. Để phòng nên hạn chế đi vào nước bẩn, phải rửa sạch ngay và lau khô. Nếu đã bị ngứa ngáy thì có thể ngâm chân vào nước muối nóng và bôi thuốc nấm. Trường hợp bị viêm có mủ thì tác nhân là do vi khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh.

Mùa mưa lũ thường bị ho, hen. Phòng bệnh thế nào?

Phải hạn chế đi lại trong mưa gió, hạn chế dầm nước. Sau khi mắc mưa phải tắm lại ngay bằng nước nóng ở chỗ kín gió và lau khô người. Có thể nấu nước nóng với lá trầu không, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh để tắm, lấy nước uống. Khi bị ho, viêm họng cũng có thể dùng xạ can rất tốt.

Thấy y tế đi phun thuốc diệt muỗi bằng ô tô, chỉ phun phía trước mà không phun phía sau nhà. Phun vậy có hiệu quả không?

Phun bằng máy có công suất lớn thì hạt thuốc bay ra mịn hơn, xa hơn nên hiệu quả cũng cao hơn. Hạt thuốc mịn bay lơ lửng trong không khí cũng đủ làm chết muỗi mà không cần thuốc bám dính trực tiếp, nhưng nếu muỗi ở xa thì cũng không thể tiêu diệt nên những gia đình có điều kiện nên phun bổ sung bằng bình xịt thường.

Tuy nhiên nếu có diệt được hết muỗi thì mấy ngày sau lại có do loăng quăng, bởi vậy việc khai thông cống rãnh, đậy kín chum vại, loại bỏ nước đọng trong chai, lọ, chậu, muỗng dừa để diệt loăng quăng mới là cơ bản.

Bệnh tay chân miệng đang phát triển nhanh. Việc phòng và trị bệnh này như thế nào?

Cả nước hiện đã có trên 77.000 ca nhiễm bệnh và đang tăng nhanh, nhất là các vùng bị lũ lụt như Đồng Tháp, An Giang. Bệnh do virus hiện chưa có vacxin và thuốc trị đặc hiệu. Người dễ mắc nhất là nhóm trẻ từ 3-7 tuổi. Virus lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc.

Khó khăn trong việc phòng ngừa bệnh TCM ở chỗ người lớn cũng bị nhiễm virus nhưng không gây nên các triệu chứng bên ngoài, trong lúc cơ thể họ vẫn thải virus. Một điều tra cho thấy có đến 40% bà mẹ nhiễm virus TCM. Trẻ em cũng vậy. Đặc biệt là những trẻ đã chữa khỏi nhưng vẫn tiếp tục thải virus ra môi trường từ 2-3 tháng sau khi điều trị.

Bệnh lây lan theo con đường tiêu hóa và tiếp xúc nên cần phải rất cẩn thận trong ăn uống và quản lý tốt phân, chất thải như đờm dãi. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh là cách phòng đơn giản nhưng hiệu quả nhất.

Nếu phát hiện ra trẻ ở nhà bị mắc bệnh thì xử lý thế nào?

Phải đưa đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt vì đặc trưng bệnh này là chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng rất nhanh, nhiều lúc bác sỹ cũng không kịp trở tay. Ở những gia đình, lớp học phát hiện ra có người nhiễm thì ngoài việc cách ly trẻ còn phải vệ sinh môi trường, phải tẩy trùng thường xuyên sàn nhà, phòng vệ sinh, bàn ghế, vật dụng bằng dung dịch kháng khuẩn ClominB.

Nếu có người bệnh dùng 100 gr Clomin B 25% hòa trong 5 lít nước để tẩy trùng liên tục từ lúc phát hiện đến 10 ngày sau khi được điều trị. Nếu ở trong vùng có dịch, có nguy cơ mắc bệnh cao dùng 100 gr Clomin B pha trong 25 lít nước sát khuẩn 2 lần/tuần. Nếu ở gần vùng dịch dùng 100 gr Clomin B pha trong 50 lít nước để lau sàn nhà, vật dụng hàng ngày.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất