| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống bão cả vùng biển và vùng núi

Thứ Bảy 09/11/2013 , 19:48 (GMT+7)

Do hướng đi của bão liên tục thay đổi nên nguy cơ bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa là rất lớn.

Siêu bão Haiyan (bão số 14) đang tiến vào khu vực bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Ninh. Do hướng đi của bão liên tục thay đổi nên nguy cơ bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa là rất lớn.

Để chủ động ứng phó với cơn bão này, trong cuộc họp khẩn sáng nay (9/11) ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 13 đoàn công tác, mỗi đoàn từ 3 đến 5 người thuộc các sở, ngành liên quan cắm chốt tại các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó.

Ông Quyền nhấn mạnh: “Hướng đi của bão liên tục thay đổi và tâm bão đang dịch ra Bắc nên không loại trừ khả năng bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa. Đặc biệt, bán kính ảnh hưởng của bão rất rộng nên rất có thể cả vùng biển và vùng núi đều bị bão quét qua.  

Vì vậy, các sở ngàn liên quan quyết liệt phối hợp các huyện vùng biển khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn, tuyệt đối không để phương tiện neo đậu ngoài cửa sông, cửa biển; đồng thời, lên phương án di dời dân chờ lệnh. Còn các huyện miền núi như: Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát nhất định phải di dời dân đến nơi trú ẩn trước 17h ngày 10/11 đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất”.



Bộ đội biên phòng kêu gọi tàu thuyền đi tránh bão

Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Quyền, các công ty thủy nông tiếp tục rà soát lại các hồ đập, chuẩn bị đầy đủ vật tư, máy móc và các phương án đối phó nếu có tình huống xấu xảy ra. Những hồ đập không an toàn phải xả nước ngay nếu có mưa lớn. Riêng các hồ lớn, đặc biệt là hồ Yên Mỹ và Cửa Đạt, nếu xả nước phải có phương án hợp lý, thông báo với chính quyền và bà con các vùng hạ du để có các phương án di dân đến nơi an toàn.

Sáng cùng ngày, NNVN trực tiếp ghi nhận hiện trường công tác phòng chống siêu bão Haiyan tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia.

Mặc dù bầu trời vẫn xanh trong nhưng hầu hết tàu thuyền đang neo đậu tại vụng Nghi Sơn đã và đang chuẩn bị di chuyển đến các âu Hải Bình, xã Hải Thanh và Sông Yên, xã Hải Hà để tránh bão.

Anh Nguyễn Văn Thi, thôn Nam Sơn, xã Nghi Sơn, chủ tàu TH 1320TS nói: “Mấy hôm trước do ảnh hưởng của cơn bão số 13 nên tôi và 4 lao động trên tàu đã cập vụng Nghi Sơn để tránh trú. Nhưng từ hôm qua, nghe ti vi, đài thông tin siêu bão sắp đổ bộ vào khu vực nên tôi đang chuẩn bị lái tàu đến âu Hải Bình để trú vì ở đây không an toàn”.


Ngư dân xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia chằng néo ô lồng nuôi cá

Ông Nghiêm Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn cho biết: Hiện toàn bộ 192 phương tiện với 1.400 lao động của xã đang hoạt động trên biển đã tập kết tại vụng Nghi Sơn, đang tiếp tục di chuyển đến các âu tránh trú bão.

Đối với 86 hộ dân với 1.400 ô lồng nuôi cá, xã đang hướng dẫn bà con giằng néo các ô lồng; đồng thời, yêu cầu toàn bộ lao động lên bờ tránh bão trước 17h chiều nay. 416 hộ dân sát mép nước cũng sẽ được di dời đến nơi an toàn. Trường hợp người dân không chấp hành chính quyền sẽ cưỡng chế.

Không chỉ tàu thuyền bản địa, hàng chục phương tiện của các tỉnh lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng…cũng đã kịp thời nắm bắt diễn biến của bão để  neo đậu an toàn tại các âu tránh trú bão của Thanh Hóa.


Bè mảnh được đưa lên bờ tránh bão

Chủ tàu NA 93693TS Trương Quang Luyện, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho hay: Tàu của anh có công suất 120 CV với 14 thuyền viên đang đánh bắt cách bờ biển Thanh Hóa khoảng 40 hải lý thì nhận được tin bão. Ngay lập tức anh di chuyển vào trú ẩn tại khu neo đậu tránh trú bão Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia.

“Theo kế hoạch phải vài ba ngày nữa tôi mới cho tàu cập bến nhưng nghe tin siêu bão như vậy tôi lập tức vào bờ ngay. Phải bảo vệ người đã rồi kiếm tiền sau”, anh Luyện nhấn mạnh.




Tính đến 14h chiều nay, toàn bộ tàu thuyền của ngư dân Thanh Hóa đã nắm bắt được diễn biến của bão để đi tranh trú. Có 7.355/7.501 phương tiện đã vào bờ an toàn. Hiện còn 146 chiếc với 467 lao động đang trên đường di chuyển vào các âu tránh trú.

* Một tàu cá bị chìm

Đồn biên phòng Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia thông tin với NNVN, khoảng 1h sáng 9/11, một chiếc tàu 63CV mang số hiệu TH 1102TS đã bị chìm trên vùng biển xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia. Nguyên nhân được xác định, khi tàu vào bờ để tiếp dầu thì bị sóng đánh mắc cạn, sau đó nước tràn vào các khoang thuyền và chìm. Rất may 4 lao động trên tàu đã bơi được vào bờ an toàn.

Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã Hải Ninh và lực lượng Bộ đội Biên phòng đã huy động 5 tàu công suất lớn ra trục vớt nhưng do nước cạn nên công tác cứu hộ vẫn đang gặp khó khăn.

* Lai dắt thành công một tàu cứu nạn của Hà Tĩnh

Trưa 9/11, Hải Đội II (Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa) nhận được tin cầu cứu của tàu CN 34-19-01 đang trên đường từ Hải Phòng hành trình về Hà Tĩnh khi đi đến vùng biển Thanh Hóa thì bị chết máy.

Ngay sau đó, tàu của Hải Đội II kịp thời xuất phát, tiếp cận, lai dắt tàu của Hà Tĩnh vào cửa  cửa Hới (Sầm Sơn) để tránh bão, dự kiến 4h sáng 10/11 sẽ vào khu neo đậu an toàn. Được biết, tàu CN 34-19-01 có công suất 4.500CV được cấp cho Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm