| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống bệnh hại cây hành

Thứ Ba 18/10/2011 , 11:09 (GMT+7)

Để giúp bà con dễ nhận biết và chủ động phòng trừ bệnh hại trên cây hành kịp thời, chúng tôi lưu ý một số đặc điểm triệu chứng về bệnh hại chính và cách phòng chống cụ thể như sau:

Bà con nông dân ở các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà… tỉnh Hải Dương đang khẩn trương làm đất để chuẩn bị trồng hành. Đây là một trong những cây trồng chính ở các huyện của Hải Dương vụ đông xuân. Tuy nhiên trong tình hình thời tiết có nhiều biến đổi, mưa ẩm nhiều, bệnh hại luôn là mối lo ngại lớn đối với bà con các vùng trồng hành.

Để giúp bà con dễ nhận biết và chủ động phòng trừ bệnh hại trên cây hành kịp thời, chúng tôi lưu ý một số đặc điểm triệu chứng về bệnh hại chính và cách phòng chống cụ thể như sau:

- Bệnh đốm khô lá hành: xuất hiện từ giai đoạn cây con và phá hại mạnh giai đoạn hình thành củ đến thu hoạch. Vết bệnh thường hình thành ở giữa các lá bánh tẻ, hình bầu dục, màu nâu đen trên nền xám trắng. Vết bệnh kéo dài dọc lá (10-30 cm), trời ẩm ướt tạo lớp nấm màu nâu đen trên bề mặt. Bệnh nặng làm thân cây hành gãy gục ở giữa và khô lụi.

- Bệnh thán thư hành: hại cả lá, thân giả hành và củ hành. Vết bệnh thường có hình bầu dục, kích thước nhỏ hơn (4-5 x 2-3 mm) ở giữa màu sáng trắng, xung quanh có viền nâu, màu vàng nhạt, trên vết bệnh thường thấy nhiều chấm đen xếp theo vòng đồng tâm (đĩa cành nấm). Cây bị bệnh nặng, thân, lá khô xác, củ nhỏ và dễ bị thối củ khi gặp mưa.

- Bệnh sương mai hành: vết bệnh dạng hình bất định, lúc đầu màu trắng xám sau to dần màu xám tím, gặp tiết trời ẩm ướt thường hình thành một lớp nấm bông xốp, màu trắng xám trên mô bệnh.

- Bệnh thối ướt (thối mềm) do vi khuẩn: có triệu chứng khác hẳn các bệnh hại trên. Vết bệnh thường xuất hiện trên rễ (hoặc cổ rễ, gốc hành), lúc đầu dạng trong giọt dầu về sau mô bệnh thối nhũn, màu đen. Vi khuẩn làm mô củ thối rữa có mùi khó chịu, rễ thâm đen, lá và cây héo dần, gây hiện tượng chết rạp hàng loạt. Củ bệnh thâm đen có vòng đồng tâm, nếu bóp nhẹ có nhiều dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục.

Ngoài các bệnh hại trên, cây hành còn bị bệnh thối cổ hành do nấm Botrytis cinerea, bệnh thối hạch do nấm Sclerotium sp phá hại…

*Các bệnh hại trên thường phát triển mạnh ở vụ đông xuân, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và có nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC. Các bệnh này phá hại nặng ở giai đoạn cây hành xuống dọc, hình thành củ kéo dài đến thu hoạch, đặc biệt có nhiều bệnh hại cả trong thời kỳ bảo quản sau khi thu hoạch làm giảm chất lượng giống hành và hại sớm từ giai đoạn cây con làm ảnh hưởng năng suất cây hành về sau.

*Để chủ động phòng chống tốt các bệnh hại trên cây hành, bà con cần chú ý thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp trên phương châm phòng bệnh là chính và trừ bệnh kịp thời:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 207 ra ngày 18/10/2011)

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.