| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống rét cho gia súc

Thứ Hai 24/12/2012 , 10:07 (GMT+7)

Cán bộ khuyến nông của 14 tỉnh trong khu vực cùng ban tư vấn của diễn đàn đã thống nhất các biện pháp để nâng cao hiệu quả chống rét cho đàn gia súc.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Một số biện pháp phòng chống rét cho gia súc các tỉnh miền núi phía Bắc".

Cán bộ khuyến nông của 14 tỉnh trong khu vực cùng ban tư vấn của diễn đàn đã thống nhất các biện pháp để nâng cao hiệu quả chống rét cho đàn gia súc.

Báo cáo đề dẫn của Cục Chăn nuôi cho thấy, với đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc trưng, khu vực trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng về chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi được coi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, không những mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân mà còn góp phần to lớn vào thâm canh cây trồng.

Tính đến 1/4/2012, số lượng đàn trâu ở khu vực này đạt 1,47 triệu con, chiếm 55% so với đàn trâu cả nước; đàn bò đạt xấp xỉ 1 triệu con, chiếm 10% đàn bò cả nước; đàn ngựa chiếm đến 90% tổng đàn với gần 70.000 con; đàn dê chiếm trên 50% tổng đàn với trên 530.000 con…

Vụ ĐX 2007 - 2008, do rét đậm rét hại đã làm chết gần 200.000 con trâu bò; vụ ĐX 2009 - 2010, chết 100.000 con; vụ ĐX 2011 - 2012, chết 2.000 con. Để hạn chế tối đa thiệt hại đàn gia súc do rét đậm, rét hại, ngay từ đầu tháng 10 hàng năm, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động phương tiện, vật tư, kinh phí và các biện pháp phòng chống đói rét cho trâu bò.

Trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho đàn gia súc được xây dựng, ý kiến của các địa phương tham dự diễn đàn đặc biệt quan tâm đến các giải pháp mang tính quy hoạch và đảm bảo sự phát triển ổn định.

Diễn đàn cũng đã thông qua một số quy trình kỹ thuật mới như phương pháp chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp cho trâu bò của Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên; phương pháp tận dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi trâu bò của Trung tâm Nghiên cứu & phát triển chăn nuôi miền núi…

Ông Lê Hải Nam, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang cho rằng, tổng đàn trâu bò của các địa phương trong tỉnh thời gian qua giảm mạnh. Nguyên nhân là do diện tích đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp. Trong khi đó, đặc thù chăn nuôi gia súc của các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc vẫn mang tính chất quảng canh. Nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa ý thức về tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp tránh rét cho gia súc.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên cho biết, ngoài tập quán chăn thả tự do của đồng bào dẫn tới việc đàn trâu bò thường bị thiếu thức ăn vào mùa đông, công tác giống trong chăn nuôi trâu cũng chưa được bà con quan tâm đúng mức.

Trên cơ sở các ý kiến của địa phương, ngoài các biện pháp áp dụng để phòng chống rét cho trâu bò, diễn đàn đã thông qua nhóm các giải pháp mang tính quy hoạch, chiến lược để phát triển chăn nuôi gia súc. Đó là việc tăng cường tổ chức tuyển chọn giống, giám sát thú y, chuyển giao TBKT trong chăn nuôi, các giải pháp về chính sách hỗ trợ, khuyến khích người chăn nuôi, chính sách đất đai, đầu tư tín dụng…

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất