| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống thiên tai - nhìn từ Văn Bàn

Thứ Sáu 30/08/2019 , 09:03 (GMT+7)

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nằm giữa hai dãy núi lớn Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam, phần lớn địa hình đồi núi cao, địa hình phức tạp, thường xuyên hứng chịu thiên tai.

10-25-18_1
Đoạn đường bị sạt lở mùa mưa bão năm 2018 đoạn lên xã Nậm Xé.

Với địa thế nằm xen kẽ các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp, phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể xảy ra sạt lở, trượt khối. Văn Bàn thường chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Ngoài các sông, suối lớn (sông Hồng, ngòi Chăn, suối Nậm Tha, ngòi Nhù), trên địa bàn huyện còn có nhiều khe suối nhỏ, lòng hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh cũng gây không ít thiệt hại cho nhân dân trong mùa mưa lũ.

Những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thiên tai xuất hiện bất thường, không theo quy luật, số lần xuất hiện ngày càng tăng và cường độ ngày càng lớn hơn. Vì vậy, Văn Bàn thường chịu ảnh hưởng của: mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở, sụt lún đất, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối…

Nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chỉ tính riêng trong năm 2018, trên địa bàn huyện Văn Bàn đã xảy ra 11 đợt thiên tai, mưa lũ, giông lốc, tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 318 tỷ đồng.

10-25-18_2
Rà soát ổn định sắp xếp dân cư trước mùa mưa bão.
Trước mùa mưa bão năm nay, để chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Văn Bàn đã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019. Trong đó, làm tốt công tác quản lý rủi ro thiên tai, phòng ngừa là chính.

Ông Phan Trung Bá, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Ngay từ đầu năm, huyện Văn Bàn đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành.

Chủ động PCTT&TKCN để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.

Các đơn vị chủ động mua sắm phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng PCTT&TKCN. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai đến cấp xã, nhất là các hộ dân đang sinh sống, sản xuất tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai. Thực hiện di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo về thời tiết, thuỷ văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời.

Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai, bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai.

10-25-18_3
Chủ động phương tiện máy móc kịp thời khắc phục hậu quả sạt lở đất.

Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đôn đốc các xã, thị trấn và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, công trình thủy lợi trước mùa mưa, bão. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ khi có tình huống thiên tai xảy ra để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nậm Xé là một trong xã nằm trong địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất, do đó địa phương cũng rất quan tâm đến công tác phòng chống thiên tai. Không chỉ triển khai thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai của huyện Văn Bàn, xã cũng kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT&TKCN cấp xã. Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

Ông Vàng A Tớ, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé cho biết, địa phương chú trọng các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường tuần tra, canh gác, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư sẵn sàng xử lý theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắp phục khẩn trương – có hiệu quả).

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất