| Hotline: 0983.970.780

Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày

Thứ Năm 18/12/2014 , 08:15 (GMT+7)

Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. 

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý..., đều có thể gây ra những ảnh hưởng đến dạ dày.

Viêm loét dạ dày là cách gọi chung cho các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng như: Viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng...

Viêm loét dạ dày chiếm khoảng 30% các bệnh về tiêu hóa và bệnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn phái nữ. Cơ chế sinh bệnh là do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu tiêu hóa do ổ loét ăn sâu vào lớp dưới niêm mạc làm thủng các mạch máu.

Các biến chứng khác bao gồm: Hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư... Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau:

- Nhiễm trùng: Do nhiễm Helicobacter Pylori, đây là một xoắn khuẩn gram âm sống được trong môi trường acid của dạ dày, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý dạ dày tá tràng.

- Do chế độ ăn: Ăn uống không đúng giờ; ăn nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện thuốc lá, nghiện rượu; ăn vội vàng, nhai không kỹ...

- Do thuốc: Thường gặp là các loại thuốc kháng viêm non-steroid, corticoid...

- Do nguyên nhân thần kinh: Viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, công việc căng thẳng, gặp ở người thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay...

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác: Do hóa chất, đái tháo đường, xơ gan...

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày thường gặp những triệu chứng như: Đau vùng giữa bụng trên rốn, đau bụng có thể xuất hiện lúc đói, lúc no hoặc không liên quan gì tới bữa ăn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn.

Các triệu chứng khác bao gồm: Buồn nôn, nôn ói, cảm giác đầy bụng khó tiêu, nóng rát vùng thượng vi...

Nội soi dạ dày là phương tiện chẩn đoán tối ưu nhất hiện nay. Nội soi dạ dày có thể phát hiện tổn thương, tìm H.Pylori, sinh thiết các tổn thương nghi ngờ ác tính...

Ngoài ra còn có thể chụp X quang dạ dày cản quang khi có chống chỉ định với nội soi dạ dày.

Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng. Không uống rượu, không hút thuốc lá.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ. Nên giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.

Khi thấy các triệu chứng: Đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu..., bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất