| Hotline: 0983.970.780

Phòng tránh nhiễm trùng da (mụn nhọt) mùa hè

Thứ Hai 13/06/2011 , 11:56 (GMT+7)

Nhiễm trùng da biểu hiện dưới nhiều hình thức cả nặng lẫn nhẹ nhưng khá dễ nhận biết...

Nhiễm trùng da biểu hiện dưới nhiều hình thức:

1. Có khi nổi thành những bọng nước trong, sau đục dần thành mủ, ở cẳng chân, cẳng tay, đầu, mặt; sau vài ngày các bọng mủ này vỡ ra, đóng thành vảy màu vàng bết vào quần áo rất bẩn, nếu ở da đầu, các vẩy này sẽ làm bết tóc lại. Bệnh lan rất nhanh ra khắp mặt da, có khi tạo thành từng đám vẩy khá rộng gọi là “chốc lở”. Ở da đầu, bệnh chốc lở rất dai dẳng, nhất là khi có biến chứng hay có nguồn gốc eczema.

2. Có khi nhiễm trùng da chỉ biểu hiện bằng nứt kẽ mép, nứt kẽ tai, đóng vảy, chảy mủ, chảy nước vàng.

3. Có khi xung quanh các móng tay, móng chân bị đỏ lên, mưng mủ và đóng vẩy đau đớn, làm cho trẻ không cầm được thìa, bút. Nếu nhiễm trùng nặng và kéo dài có thể làm bong cả móng, dai dẳng hàng năm không khỏi. Đây cũng là một biểu hiện thường gặp của nhiễm liên cầu khuẩn.

Khác với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn thường ăn sâu hơn, gây viêm tấy mưng mủ ở các chân lông. Tùy theo mức độ sâu ít hay nhiều, sức đề kháng của cơ thể mạnh hay yếu bệnh sẽ có những biểu hiện dưới những hình thái khác nhau.

- Viêm cổ nang lông: Xuất hiện mụn mủ ở ngay chân lông, rất nóng lên mặt da.

- Viêm nang lông: Ở đây tụ cầu khuẩn đã xâm nhập sâu hơn và gây viêm toàn bộ nang lông, có khi chiếm cả một vùng như ở vùng gáy hay ở vùng cẳng chân.

- Đinh nhọt: Gặp sức đề kháng của trẻ yếu, các cầu khuẩn, mà chủ yếu là tụ cầu, có thể không những gây viêm nang lông mà viêm cả xung quanh nang lông và hoại tử nang lông, tạo nên một thương tổn viêm tấy, đỏ, nóng, đau và sau hóa mủ ở phần trung tâm. Đó chính là đinh nhọt. Lúc đinh nhọt đã “chín” có thể nặn ra một cái ngòi đặc.

Một số trẻ cứ vào mùa hè là ở đầu, mình nổi hàng chục đinh nhọt, hạch lổn nhổn ở cổ, ở bẹn, hết đợt này đến đợt khác. Có trường hợp có cả một cụm đinh nhọt nằm kề nhau, tạo thành một thương tổn lớn.

Nói chung các bệnh nhiễm trùng da trẻ em thường là do vệ sinh da kém và có thể gây rất nhiều tác hại. Vì vậy ta không nên coi thường “chốc lở, đinh nhọt”. Cần phát hiện sớm và điều trị sớm để bệnh chóng khỏi và đề phòng được biến chứng, chống được lây lan.

Trong khi chăm sóc, điều trị trẻ em bị nhiễm trùng da, cần chú ý những điểm sau đây:

1. Không nên hễ thấy trẻ em bị mụn nhọt là cho ngay thuốc kháng sinh. Làm như vậy rất có tác hại: Có thể gây phản ứng hoặc ngộ độc thuốc rất nguy hiểm, dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc do dùng thuốc không đủ liều, sau này dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng nữa...

2. Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt, chốc lở thêm loét trợt, viêm tấy. Trước khi bôi thuốc, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng thuốc tím pha loãng (1 phần 10.000) để bong bớt vẩy hoặc sắc lá ổi, lá bàng thì tốt hơn, sau đó bôi thuốc lên. Trẻ bị chốc đầu, nên dùng kéo cắt trụi tóc sau khi đắp thuốc hoặc nước cho mềm vẩy, nếu kỳ cọ, trải mạnh bằng lược cứng, cũng dễ bị nhiễm trùng thành chốc lở.

3. Đối với đinh nhọt, tuyệt đối tránh nặn non. Phải chờ cho nhọt tật “chín” vỡ mủ mới nặn ngòi ra một cách nhẹ nhàng, tốt hơn hết nên đưa đến y tế chích lấy ngòi một cách vô trùng. Nặn non những đinh nhọt ở mặt, xung quanh miệng sẽ có thể gây biến chứng áp xe não hoặc viêm tắc tĩnh mạch não, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

4. Không nên dùng dùi sắt nung đỏ chọc vào nhọt, rất nguy hiểm cho trẻ. Đắp thuốc cao, thuốc lá cho trẻ cũng phải hết sức thận trọng.

5. Khi trẻ bị chốc lở đinh nhọt, cần chú ý bảo vệ chống ruồi nhặng đẻ trứng vào, sinh dòi bọ ăn sâu dưới da, tạo tành hang hốc rất phức tạp; không nên bịt vải quá kín, hấp hơi, làm tăng thêm bệnh.

6. Đối với trẻ em bị chốc lở, đinh nhọt kéo dài dai dẳng. Không nên cho trẻ ăn nhiều chất ngọt vì tỷ lệ đường trong máu và ở da cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cầu khuẩn phát triển, mà nên cho trẻ ăn thêm quả chín, rau tươi để tăng sức đề kháng.

Theo y học cổ truyền, chốc lở đinh nhọt là do nhiệt độc ở trong kết hợp với khí độc ở ngoài gây nên. Mùa hè bị mụn nhọt nên cho uống các thứ sau sẽ có tác dụng chữa mụn nhọt:

* Trà ngân hoa: Ngân hoa 15g, chè xanh 6g. Cho ngân hoa và chè xanh vào cốc lớn, đổ nước sôi vào đậy nắp lại, ngâm 5 phút là được. Uống thay nước hàng ngày.

* Nước rau sam xa tiền thảo: Rau sam tươi 120g, xa tiền thảo 120g, đường trắng. Rửa sạch rau sam và xa tiền thảo, bỏ vào nồi đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sắc 20 phút, dùng vải xô lọc lấy nước, cho đường vào là được. Uống thường xuyên thay nước.

* Diếp cá xa tiền thảo: Diếp cá tươi 100g, xa tiền thảo tươi 100g, đường trắng 30g. Rửa sạch diếp cá và xa tiền thảo, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, nấu 15 phút, dùng vải xô lọc lấy nước, cho đường vào là được. Uống thường xuyên thay nước.

* Nước cúc dại hà diệp (lá sen): Hoa cúc dại 30g, lá sen 1 lá, đường trắng 30g. Rửa sạch hoa cúc, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, to lửa đun sôi, sắc 15 phút, lấy lá sen úp lên, đun tiếp 5 phút, tắt lửa bỏ lá sen ra, dùng vải xô lọc lấy nước, cho đường vào là được. Uống thường xuyên thay nước.

* Nước bồ công anh: Bồ công anh 250g, đường trắng 20g. Rửa sạch bồ công anh, cho vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, dùng vải xô lọc lấy nước, cho đường vào là được. Uống thường xuyên thay nước.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm