| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh lem lép hạt lúa

Thứ Ba 31/01/2012 , 10:18 (GMT+7)

Hỏi: Ở vùng chúng tôi lúa thường bị bệnh lem lép hạt gây hại rất nặng. Ngoài thất thu năng suất, bệnh này còn làm mã lúa bị xấu, bán mất giá. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị sao cho hiệu quả?

Huỳnh Văn Phước và một số bà con ở Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Trả lời: Không riêng gì chỗ các bạn, mà lem lép là một bệnh gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta, đến nay chưa có giống nào kháng hoặc chống chịu được với bệnh. Đúng như các bạn nhận xét, bệnh gây thất thu rất lớn; không chỉ giảm năng suất lúa mà còn giảm phẩm chất của hạt lúa.

Bệnh có thể do vi khuẩn, nhện gié, bọ xít hôi chích hút… nhưng chủ yếu vẫn do nhiều loại nấm gây ra. Bệnh thường tấn công hạt lúa từ khi lúa trỗ bông trở đi (thời kỳ trỗ-ngậm sữa dễ bị nhiễm bệnh nhất). Nếu bệnh xuất hiện sớm, lại gặp thời tiết thuận lợi (mưa gió hoặc trời có sương mù nhiều, tạo ẩm ướt trên ruộng lúa…) thì tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, có khi tới năm bẩy chục phần trăm.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, bệnh thường gây hại nhiều ở những trà lúa mà giai đoạn trỗ chín rơi vào thời gian có ẩm độ không khí cao. Ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ruộng nghèo dinh dưỡng, ruộng nhiều cỏ dại, ruộng bị bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh vàng lá chín sớm, bọ xít hôi… thường bị bệnh lem lép gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh, các bạn chú ý quan sát nếu ruộng nhà mình đang ở giai đoạn lúa đòng già sắp trỗ, mà thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh thì nên tiến hành phun thuốc phòng ngừa kịp thời, nhất là những ruộng bị nhiều bệnh gây hại trên lá (bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh đốm nâu, tiêm lửa…) ở giai đoạn trước đó.

Để phòng trị bệnh hại trên lúa hiện nay có khá nhiều loại thuốc. Tuy nhiên đối với bệnh lem lép hạt, bà con nên dùng một số thuốc sau đây (phun 2 lần):

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 22 ra ngày 31/1/2012)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất