| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh tằm vụ xuân

Thứ Năm 02/02/2012 , 12:00 (GMT+7)

Để giảm thiểu tằm bệnh trong mỗi lứa nuôi và cả vụ, bà con cần thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật liên hoàn chủ yếu sau đây...

Mặc dù có thăng trầm nhưng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vẫn tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho nhiều hộ dân. Thời gian nuôi một lứa tằm chỉ từ 20- 23 ngày là có kén bán. Với giá kén hiện nay khoảng 120.000-140.000 đ/kg, dâu tằm đang đem lại hiệu quả cao.

Vụ tằm xuân hằng năm ở nước ta thường bắt đầu từ trung tuần tháng 2 đến cuối tháng 4 dương lịch. Đặc điểm chung về thời tiết, khí hậu vụ xuân là nền nhiệt độ thấp, biên độ ngày đêm lớn, ẩm độ không khí cao, hay có mưa nhỏ (riêng vùng Tây Nguyên không theo quy luật này vì mùa xuân là mùa khô-đầu mùa mưa). Đêm và sáng trời nhiều sương, ánh sáng ngày ngắn, cường độ và chất lượng ánh sáng không cao nên lá dâu chậm thành thục.

Trong điều kiện đó con tằm rất hay mắc bệnh vôi (do một loại nấm màu trắng gây ra), bệnh bủng đường ruột, bệnh trong. Khi tằm đã mắc bệnh, việc chữa trị bằng các loại thuốc chuyên dụng hoặc thuốc kháng sinh có kết quả rất thấp, đôi khi không kết quả vì tằm là một loại côn trùng máu lạnh, độc thực (chỉ ăn lá dâu), kháng thể yếu, thời gian tằm lại rất ngắn (từ 20- 23 ngày tùy theo mùa là thu hoạch kén). Vì thế, để giảm thiểu tằm bệnh trong mỗi lứa nuôi và cả vụ, bà con cần thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật liên hoàn chủ yếu sau đây, lấy phòng bệnh là chính.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 24 ra ngày 2/2/2012)

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất