| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh xuất huyết cá rô phi

Thứ Năm 02/10/2014 , 10:13 (GMT+7)

Trị bệnh xuất huyết: Sử dụng kháng sinh như Doxycilne hoặc Enrofloxacine, 2 -5 gr/100 kg cá/ ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày.

Triệu chứng

Nhìn bên ngoài: Cá bơi tách đàn, bơi lờ đờ, xoáy tròn một lúc sau đó chìm dưới đáy ao; da biến đổi sang màu tối sẫm, các hốc vây và nắp mang bị xuất huyết. Mắt cá bị đục mờ, có thể bị lồi cả mắt ra.

Nội tạng bên trong: Khi cắt mang, thấy có đoạn mang bị xơ. Nếu cá bị nặng, mang chuyển sang màu trắng, có bùn bám lên trên. Khi mổ bụng thấy ruột cá không có thức ăn, bị xuất huyết, gan thâm tím, thận nhũn. Lúc này, ta có thể khẳng định chắc chắn cá rô phi bị bệnh xuất huyết.

Nguyên nhân

Cá bị bệnh xuất huyết do cá bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. Khi cá bị ô nhiễm môi trường nước (do dư thừa thức ăn, bón phân nhiều mà không quản lý tốt môi trường ao nuôi), gặp nhiệt độ cao, vi khuẩn này sẽ phát triển cao, gây bệnh cho cá rô phi.

Ngoài ra, nếu trong quá trình vận chuyển cá giống, dụng cụ vận chuyển không đảm bảo làm cá bị xây xát cũng làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể cá, lây lan nhanh trong quần đàn, gây ra bệnh xuất huyết và có thể gây chết cá hàng loạt. Cá ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi dễ bị nhiễm bệnh và chết nhiều nhất.

Trị bệnh xuất huyết: Sử dụng kháng sinh như Doxycilne hoặc Enrofloxacine, 2 -5 gr/100 kg cá/ ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày.

Cách sử dụng: Trộn thuốc với cám, để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn. Chú ý trước khi trộn thuốc 10 - 15 phút, nên xịt nước vào cám để cám dễ ngấm thuốc. Còn đối với thức ăn tự chế, có thể nấu chín ở dạng sền sệt. Sau đó để nguội ở 20 - 30 độ C rồi thuốc thật đề. Để khoảng 30 phút sau thì nắm lại và cho cá ăn. Trong quá trình trộn thức ăn cho cá, chú ý nên giảm đi một nửa lượng thức ăn hàng ngày sau đó mới trộn thuốc. Như vậy, cá sẽ ăn hết toàn bộ lượng thức ăn có thuốc.

Kết hợp xử lý môi trường nước: Dùng vôi bột, với lượng 1 - 3 kg/m3 nước, lưu ý không được rắc trực tiếp xuống ao, bởi cá sẽ lầm tưởng là thức ăn. Nếu cá ăn phải sẽ không tốt hoặc có thể chết nếu ăn nhiều. Do vậy, chúng ta cần phải hòa vôi bột cùng với nước sau đó té khắp ao, môi trường sẽ được cải thiện, giúp cá khỏe mạnh hơn. Hoặc dùng TCTA dạng viên sủi hay một số chế phẩm làm sạch môi trường (sử dụng theo hướng dẫn của nhà SX).

Chú ý khi ngừng dùng thuốc kháng sinh từ 20 - 30 ngày, người nuôi mới được thu hoạch cá, để không còn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Phòng bệnh

Vệ sinh ao trước khi nuôi cá: Tát cạn ao, bắt cá tạp; vét bùn, rắc vôi bột và phơi đáy ao. Dùng 7 - 10 kg vôi bột cho 100 m2 đáy ao.

Trong quá trình chăm sóc dùng vôi bột theo định kỳ. Khối lượng 2 - 3 kg vôi té 100 m3 nước tùy thuộc độ pH của nước. Dùng chế phẩm sinh học để khử trùng nước ao nuôi theo hướng dẫn của nhà SX. Ngoài ra, hàng tuần cần kiểm tra nước 1 lần, để xem mức độ tảo cũng như thức ăn tự nhiên trong ao, từ đó có cách điều chỉnh kịp thời. Màu nước ao thích hợp nuôi cá là màu nõn chuối.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.