| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ bù lạch, nhện gié trên lúa hè thu

Thứ Hai 28/05/2012 , 10:31 (GMT+7)

Bù lạch hay còn được gọi là bọ trĩ, có kích thước rất nhỏ, hoạt động trong điều kiện nắng nóng thời tiết khô hạn...

Hỏi: Cho biết cách sử dụng thuốc trừ bù lạch và nhện gié an toàn cho môi trường và bảo vệ được thiên địch?

(Trương Văn Sang, xã Long Sơn, Phú Tân, An Giang và một số nông dân ở Tiền Giang)

Trả lời: Bù lạch hay còn được gọi là bọ trĩ, có kích thước rất nhỏ, hoạt động trong điều kiện nắng nóng thời tiết khô hạn; thông thường vào đầu vụ HT rất thích hợp cho bù lạch phát triển ở những chân ruộng thiếu nước.

Bù lạch có vòng đời ngắn nên có thể tăng số lượng rất nhanh. Thành trùng có màu nâu đậm, cánh có rìa màu nâu sáng và hẹp nằm dọc trên lưng. Thành trùng là loại côn trùng hoạt động ban ngày nên không bị lôi cuốn vào bẫy đèn. Mặc dù có kích thước nhỏ và hình dạng mỏng manh nhưng bù lạch có thể di chuyển rất xa.

Ấu trùng màu vàng sống trên cùng của cây nơi chúng nở ra. Thành trùng và ấu trùng đều hút nhựa trên đọt non cây mạ hoặc lúa non khoảng một tháng sau sạ làm cho đầu lá bị trắng bạc mất màu diệp lục. Mật số cao làm cho chóp lá mất nước héo tóp lại ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa về sau bông lúa có thể bị nghẹn không trổ đòng được.

Cùng với bù lạch thì đối tượng gây hại không kém nghiêm trọng trên lúa đó là nhện gié. Tuy có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường nhưng nhện gié gây nên hiện tượng nám bẹ, bông lúa bị lép ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Nhện sống thành quần thể từ vài chục con đến vài trăm con trong bẹ, chích hút bẹ lúa tạo vết thương tím bầm lan dần trên cổ lá lúa. Mật số cao nhện bò lên bông chích hút các gié đang ngậm sữa làm cho bông bị lép trắng. Nhện thường xuất hiện nhiều từ giai đoạn làm đòng đến trổ nơi ruộng có mực nước thấp, điều kiện khô hạn và nóng ẩm làm cho nhện phát triển nhanh.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thì sự bộc phát của nhện gié có liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng ở đầu vụ làm giảm mật độ thiên địch; gieo sạ quá dày và bón nhiều phân đạm.

Để phòng trừ bọ trĩ và nhện gié nên cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ bờ, lúa chét. Sạ mật độ vừa phải bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali. Cung cấp đủ nước theo yêu cầu sinh trưởng của cây lúa không để ruộng bị khô hạn. Tránh phun thuốc trừ sâu phổ rộng để bảo vệ thiên địch. Cần phát hiện 2 đối tượng trên sớm bằng cách thường xuyên kiểm tra đồng ruộng.

Nếu phải sử dụng thuốc nên chọn thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như:

VIBAMEX 1.8EC, 3.6 EC; 5.55EC (hoạt chất Abamectin ) liều lượng lần lượt là 5- 10, 3-5 và 2-4 ml cho bình 8 lít.

VIMATOX 1.9 EC; 5SG ( hoạt chất Emamectin benzoate) pha 8 - 10 ml và 10g cho bình 8 lít.

Phun lượng nước thuốc cao từ 5-7 bình 8 lít cho 1.000m2, phun ướt đều cây lúa. Đối với nhện gié nếu có thể trước khi phun bơm nước ngập gốc thân lúa để nhện di chuyển lên phía trên dễ trúng thuốc hơn. Phun vào lúc trời mát, tránh phun khi trời nắng nóng.

Thuốc có nguồn gốc sinh học an toàn cho cây trồng, ít ảnh hưởng đến thiên địch và môi trường, không để dư lượng thuốc trên nông sản; ngoài ra còn trừ được bọ trĩ, nhện gié, sâu cuốn lá lúa, sâu phao đục bẹ.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất