| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ cỏ dại trên lúa hè thu

Thứ Hai 16/04/2012 , 10:24 (GMT+7)

Vụ lúa HT, chúng tôi hay sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm nhưng hiệu quả không cao, một số cỏ cháo, chác lại có hiện tượng nù (phù) gốc. Vậy xin hỏi có biện pháp phòng trừ cỏ dại nào hiệu quả cao hay không?

Hỏi: Vụ lúa HT, chúng tôi hay sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm nhưng hiệu quả không cao, một số cỏ cháo, chác lại có hiện tượng nù (phù) gốc. Vậy xin hỏi có biện pháp phòng trừ cỏ dại nào hiệu quả cao hay không?

(Anh Lê Quyết Thắng, xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang và một số bà con ở Long An)

Trả lời: Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước làm cho cây lúa còi cọc chậm phát triển mà còn là nơi trú ẩn của nhiều loại dịch hại nguy hiểm khác. Thêm vào đó vụ HT thường gặp tình trạng thiếu nước, một số vùng ruộng bị khô hạn gây khó khăn trong việc quản lý cỏ dại. Do đó để phòng trừ bà con cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ như:

Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

San bằng mặt ruộng trước khi sạ, loại bỏ hạt cỏ lẫn trong hạt giống.

Giữ mực nước trong ruộng thích hợp để ém cỏ.

Trong tình trạng thiếu nước vụ lúa HT bà con hay sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm thường chỉ có tác dụng diệt một hoặc hai nhóm cỏ. Hiện tượng cỏ cháo, chác bị nù gốc có thể do phản ứng của cỏ với một số hóa chất mà bà con đã sử dụng. Do vậy để phòng trừ cỏ một cách triệt để và có hiệu quả có thể áp dụng kinh nghiệm thực tiễn của một số bà con đã làm như sau :

Đối với các vùng khó tiêu thoát nước: Vào đầu vụ lúa HT có 2 con nước ròng cách nhau khoảng 15 ngày, có thể lợi dụng hai con nước này. Khi con nước ròng thứ nhất bắt đầu, tiến hành bơm nước vào ruộng, làm đất, san ruộng bằng phẳng, nhưng không tháo nước ra mà vẫn giữ mực nước trong ruộng khoảng 3- 5cm, áp dụng kiểu “phun tóe” bằng thuốc trừ cỏ VIFISO 300EC với liều lượng 100 ml/ 1 bình 16 lít, phun 1 bình cho 1000 m2. Một ngày sau bắt đầu san bằng phẳng lại bề mặt ruộng, những nơi nào trũng đọng nước thì đánh rãnh thoát nước, giữ ruộng bùn nhão, sau đó sạ lúa. Tuy nhiên, cần lưu ý giống lúa đem sạ phải được ngâm ủ tốt, nảy mầm đều, rễ mầm, thân mầm phát triển tốt.

Ngoài ra phải giữ mặt ruộng luôn ẩm, không nứt nẻ. Khi con nước thứ hai xuất hiện, tiến hành bơm nước kết hợp với bón phân đợt 1 giúp cây lúa phát triển tốt đồng thời ém cỏ. Hoặc có thể dùng Vifiso 300EC phun sau sạ 1 ngày, lưu ý không sử dụng cho lúa sạ ngầm.

Đối với các ruộng lúa có điều kiện tưới tiêu tốt, có thể sử dụng VIBUTA 62ND. VIBUTA 62ND là thuốc trừ cỏ tiền và hậu nảy mầm sớm nên có thời gian sử dụng rộng, có thể phun trước sạ hay sau khi sạ lúa từ 1- 7 ngày. Ngoài ra, VIBUTA 62ND có khả năng phòng trừ hữu hiệu các loại cỏ chính trên ruộng lúa như lồng vực, đuôi phụng, cỏ cháo, chác, rau mác, rau bợ…mà không cần sử dụng thêm một loại thuốc trừ cỏ nào khác.

Kinh nghiệm sử dụng thuốc trừ cỏ VIBUTA 62ND của một số bà con Châu Thành, tỉnh Long An như sau : phun lần nhất ngay sau khi làm đất, phun lần hai sau khi sạ 2 ngày với liều lượng 50ml/ bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2. Tuy nhiên cần lưu ý khi phun thuốc cần tháo cạn nước trong ruộng ra tránh đọng nước, chỉ cần giữ đủ ẩm, không nứt nẻ. Sau khi phun thuốc 2- 3 ngày, cho nước vào ruộng nhưng không để ngập ngọn lúa, giữ mực nước như vậy từ 3- 5 ngày. Khi phun thuốc cần tránh phun chập lối.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất