| Hotline: 0983.970.780

Phong tục xuất hành và hái lộc ngày Tết

Thứ Sáu 08/02/2013 , 08:52 (GMT+7)

Xin cho biết phong tục xuất hành và hái lộc ngày tết?

* Xin cho biết phong tục xuất hành và hái lộc ngày tết?

Trần Doanh, Bình Lục, Hà Nam

“Xuất hành” là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần…

Nếu xuất hành đi chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc.


Ảnh minh họa

Tục hái lộc ở các đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân...  

* Xin cho biết ý nghĩa của các loại tranh tết thường được sử dụng trong dịp tết?

Lê Bền, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...). Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày tết cổ truyền xưa kia.

Các loại tranh Tết truyền thống gồm có:

- Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

- Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.

- Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng.  

* Câu đối Tết thường có đặc điểm gì?

Vũ Thuần Phong, Kim Bảng, Hà Nam

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, trước đây từ các bậc nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam. Có thể kể đến vài câu đối Tết hay sau đây: “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ/Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ/Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà); “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới/Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”; “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa/Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"; "Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)/Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)"; "Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết/Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân"; " Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ/Nhân bách hạnh hiếu vi tiên (Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân, Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)"...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất