| Hotline: 0983.970.780

Phóng viên quốc tế ở Việt Nam: Để ba lô ngoài đường nửa tiếng vẫn an toàn

Thứ Tư 27/02/2019 , 18:05 (GMT+7)

Harris, phóng viên Reuters, từng treo thiết bị ở hàng rào an ninh trước cửa khách sạn Marriott (Hà Nội) để đi ăn sáng, 30 phút sau mới quay lại.

Là phóng viên video nên Harris (người Philippines) luôn phải mang vác rất nhiều thiết bị. Anh ấn tượng trước sự an toàn ở Việt Nam, nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. 

"5h sáng, tôi đã treo thiết bị ở hàng rào an ninh, lúc đó chưa có phóng viên nào xuất hiện. Tôi đi vào làng ăn sáng 30 phút và quay lại, mọi thiết bị vẫn còn nguyên", anh Harris nói khi tác nghiệp tại khách sạn Marriott (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nơi phái đoàn của Mỹ ở khi đến Việt Nam). Trong quá trình đó, Harris chỉ xách máy quay chạy đi và bỏ nhiều balo lại một chỗ, nhưng không mất mát gì. 

Phóng viên Harris được giao nhiệm vụ bám sát lịch trình của Tổng thống Trump. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Harris còn khoe nửa đêm 26/2 còn được một người dân tặng vài chiếc bánh ngọt ăn lót dạ. Nếu được cử đi Việt Nam tác nghiệp lần nữa, chắc chắn anh sẽ không từ chối.

Son Ryoung là một trong số khoảng 100 nhân viên đài MBC (một trong 3 đài lớn nhất của Hàn Quốc) đến Việt Nam dịp này.

Anh cho biết hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được người dân Hàn Quốc đặc biệt quan tâm. Các phóng viên của MBC đã biết về kế hoạch tác nghiệp từ cách đây 2 tháng. Trước hội nghị nửa tháng, hơn chục nhân viên của đài được cử sang Việt Nam khảo sát địa điểm, khách sạn, phương tiện đi lại... 12 sinh viên Hàn Quốc tại Việt Nam cũng tham gia hỗ trợ ngôn ngữ cho ekip tác nghiệp.

Son Ryoung cũng cho biết đài MBC đã chuẩn bị "trường quay dã chiến" trên nóc khách sạn Daewoo từ lâu, qua hai lần đổi chỗ mới tìm được địa điểm phù hợp.

Phát thanh viên Son Ryoung (áo trắng) 35 tuổi và đã làm tại MBC 8 năm. Ekip của anh đang tác nghiệp trên đường Hùng Vương trưa 27/2. Ảnh: Phan Dương.

Là phát thanh viên ban tin tức pháp luật, Son Ryoung sang Việt Nam hôm 22/2. Anh không nhớ nổi số tin bài mình đã lên sóng. "Trong tất cả tôi thích nhất tin đón Chủ tịch Kim Jong-un đi tàu. Một phóng viên của đài ở đầu Đồng Đăng (Lạng Sơn) truyền tin về cho tôi đứng tại đầu Bắc Ninh để phát sóng trực tiếp.  Đồng nghiệp của tôi đã chờ ông Kim 3 ngày ở Lạng Sơn, còn tôi chờ ở Bắc Ninh 2 ngày", Son Ryoung nói.

Làm báo 8 năm song khi tác nghiệp trong một sự kiện lớn, Son Ryoung vẫn gặp khó khăn đến từ thể hình và ngôn ngữ. "Thể hình bé nên chúng tôi khó khăn quay chụp và tiếp cận gần hiện trường, hàng rào an ninh lại cao. Chúng tôi phải dùng rất nhiều thang cao để có được hình ảnh đẹp. Trong một số trường hợp tôi muốn được giao tiếp mà bất lợi ngôn ngữ nên cũng khó thực hiện", anh chia sẻ thêm. 

Ban đầu, Son Ryoung nghĩ đến Việt Nam sẽ nóng nhưng những ngày qua thời tiết mát mẻ, đồ ăn rất ngon nên anh rất thích. Theo phân công, Son sẽ rời Việt Nam vào cuối tuần này, khi tất cả hoạt động bên lề kết thúc.

Phóng viên Ravi Vadgama của mạng truyền hình ITV (Good morning Britain) cũng cho biết đã hay tin sự kiện khoảng 2 tháng và thông tin chính thức từ 2 tuần trước.

Mỗi sáng, nhóm của anh sẽ phát sóng trực tiếp 5 lần về đầu cầu London, mỗi lần khoảng 2 phút. Anh thậm chí còn học vài câu tiếng Việt.

"Tôi không thấy khó khăn gì khi tác nghiệp ở đây. Người dân rất nhiệt tình, niềm nở, không khí thân thiện. Tôi ấn tượng nhất là mọi người luôn mỉm cười và vui vẻ trò chuyện", anh nói.

Phóng viên Ravi Vadgama của mạng truyền hình ITV đến từ Anh. Ảnh: Phan Dương.

Điều nam phóng viên người Anh này còn tiếc là chưa có được bức ảnh hoặc video yêu thích vì không tiếp cận được gần hơn lãnh đạo hai nước. 

Các phóng viên quốc tế được giới thiệu nhiều tour du lịch miễn phí, song Ravi Vadgama chỉ mới sử dụng tour quanh phố cổ. "Công việc là trên hết", anh nói. Ngày mai, ngay sau khi cuộc gặp hai lãnh đạo kết thúc, anh sẽ về nước.

Hanna, phóng viên của tờ Chinanews (Trung Quốc) cho biết được phân công làm sự kiện này từ đầu tháng 2. "Trước khi đưa tin, tôi phải tìm hiểu kỹ về hội nghị, Mỹ, Triều Tiên và Việt Nam. Tin tức về hội nghị rất quan trọng với báo của tôi bởi đây là sự kiện cả thế giới quan tâm", Hanna nói.

Nữ phóng viên Hanna tác nghiệp bên ngoài Phủ chủ tịch. Ảnh: Phan Dương.

Hanna đến Việt Nam ngày 25/2. Nhóm của cô gồm 6 người làm được phân chia viết, chụp ảnh, quay phim và livestream. Riêng Hanna đã quay hơn 10 video về sự kiện.

"Tôi không thấy khó khăn gì khi làm việc ở Việt Nam, ngoại trừ việc không phải người Việt nào cũng nói được tiếng Anh, nhưng lúc đó đã có google dịch. Một điểm tôi rất thích khi tác nghiệp là đi lại bằng xe máy", cô cười nói. Rất thích đồ ăn Việt Nam, nhất là bún, phở, nhưng vì quá bận công việc nên cô vẫn chưa thưởng thức được nhiều. Cô sẽ về nước vào ngày 1/3.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm