| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ làm việc nhà: Trả lương hay không?

Thứ Tư 03/03/2021 , 07:45 (GMT+7)

Học giả pháp lý Ấn Độ Gautam Bhatia cho rằng làm việc nhà không lương là một dạng 'lao động cưỡng bức'.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, có tới 4/5 phụ nữ Ấn Độ phải làm việc nhà không công. Trong khi tỷ lệ đó ở nam giới Ấn Độ chỉ vào khoảng 1/4. Ảnh: AFP.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, có tới 4/5 phụ nữ Ấn Độ phải làm việc nhà không công. Trong khi tỷ lệ đó ở nam giới Ấn Độ chỉ vào khoảng 1/4. Ảnh: AFP.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trên khắp thế giới, phụ nữ dành thời gian cho công việc không được trả lương - từ tối đa 345 phút mỗi ngày ở Iraq đến 168 phút mỗi ngày ở Đài Loan. Nếu tính trung bình, đàn ông dành 83 phút cho công việc chăm sóc không được trả công trong khi phụ nữ dành nhiều hơn gấp ba lần với 265 phút.

Chiến dịch quốc tế Tiền lương cho Công việc Nội trợ bắt đầu ở Ý vào năm 1972 dưới thời Selma James. Nó dựa trên tiền đề rằng công việc nội trợ là cơ sở của công nghiệp và cần được trả lương xứng đáng.

Phong trào tiếp tục lan sang Anh và Mỹ. Năm 2014, Giulia Bongiorno, một luật sư người Ý và là cựu nghị sĩ, đề xuất rằng những người nội trợ nên được trả lương như một cách giải quyết cuộc tranh luận về bạo lực gia đình.

Luật sư Bongiorno lập luận rằng hầu hết phụ nữ tiếp tục trong một mối quan hệ bị lạm dụng vì họ không có lối thoát, vì họ phụ thuộc tài chính vào người bạn đời của mình. Điều này không có nghĩa là tiền lương sẽ phụ thuộc vào nạn nhân, nhưng vai trò của người nội trợ cần được xem xét lại và đánh giá cao.

Tổ chức Lao động Quốc tế đánh giá người nội trợ với sinh viên, coi các hoạt động nội trợ là 'phi kinh tế' và công việc của người nội trợ là tự nguyện.

Venezuela trả cho người nội trợ 80% mức lương tối thiểu (khoảng 180 USD/tháng) kể từ năm 2006. Mặc dù đây là một khoản tiền khiêm tốn, nhưng nó đã giúp được nhiều phụ nữ trong nước. Tuy nhiên, không có nhiều tin tức về chuyện này được quảng bá rộng rãi.

Có thể là nếu công bố quá nhiều về chuyện trả lương tối thiểu cho người nội trợ, nhiều người sợ rằng nó có thể tạo tiền lệ và phần còn lại của thế giới sẽ phải làm theo?

Học giả pháp lý Ấn Độ Gautam Bhatia cho rằng làm việc nhà không lương là một dạng "lao động cưỡng bức".

Arpan Tulsiyan, một học giả nghiên cứu tại Đại học Delhi, nói rằng điều quan trọng là phải nhận ra giá trị của công việc gia đình không được trả công.

Không chỉ Venezuela, mới đây là Trung Quốc, mà trong hơn nửa thế kỷ qua, các tòa án Ấn Độ đã thực sự tuyên mức bồi thường cho những công việc không được trả công của người nội trợ. Nhưng chỉ sau khi… họ đã chết.

Prabha Kotiswaran, giáo sư luật và tư pháp tại Đại học King's College London, khảo sát khoảng 200 trường hợp từ năm 1968 đến năm 2021 ở  Ấn Độ.

"Một đảng chính trị mới được thành lập ở Ấn Độ, do một ngôi sao điện ảnh khởi xướng, hứa trả lương cho các bà nội trợ nếu được bầu lên nắm quyền", BBC đưa tin hôm 24/1/2021..

Bà nhận thấy tòa án Ấn Độ đã phát triển một khung pháp lý "phá vỡ lối mòn" liên quan đến "mức lương cao cho công việc nội trợ": các thẩm phán đã đánh giá cao công việc không được trả công của những phụ nữ bị chết trong tai nạn giao thông và bồi thường cho người phụ thuộc của họ.

Vào tháng 12/2020, một tòa án đã trao khoản bồi thường 1,7 triệu rupee (23.263 USD) cho gia đình của một người nội trợ 33 tuổi chết vì  tai nạn giao thông, sau khi ấn định mức lương của cô là 5.000 rupee (70 USD) một tháng.

Tòa án tối cao Ấn Độ cũng đã có lần trao số tiền 9.000 rupee (124 USD) một tháng như khoản thu nhập cho một người nội trợ qua đời trong độ tuổi từ 34-59.

Mức bồi thường giảm dần theo độ tuổi vì các tòa án tin rằng người vợ sẽ ít chăm sóc trẻ hơn khi các con lớn lên.

Bất cứ khi nào có thể, các thẩm phán cố gắng theo kịp với lạm phát. Trong một phán quyết, các thẩm phán coi hôn nhân như một "quan hệ đối tác kinh tế bình đẳng", tính lương của người nội trợ bằng một nửa lương của người chồng.

Hồ sơ tòa sớm nhất về khoản bồi thường như vậy được giáo sư Kotiswaran đưa ra là phán quyết từ năm 1966.

Giáo sư Kotiswaran nói rằng một số khoản tiền bồi thường được tòa tính là khá "nhỏ", nhưng "bản thân nguyên tắc về việc công nhận công việc không được trả lương ngang bằng với một nghề nghiệp là điều khá đáng chú ý".

“Không cần phải nói, phụ nữ chiếm gần một nửa dân số và các nhu cầu và vấn đề của họ phải được giải quyết. Một người nội trợ không cần bất kỳ sự ưu ái nào. Cô ấy đã đóng góp cho nền kinh tế. Tiền lương cho công việc ở nhà của cô ấy sẽ là một công cụ giúp nâng cao vị thế, cho cô ấy một cuộc sống đàng hoàng”, giáo sư Kotiswaran kết luận.

Ở nước Nhật, người vợ khi làm việc nội trợ sẽ được trả thù lao bằng tiền trích ra từ lương của người chồng. Điều đó giúp những người phụ nữ ở nhà được tạo điều kiện, cũng là để họ không cảm thấy mình vô dụng, ăn bám chồng và sẽ khiến các ông chồng có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và những người thân yêu của mình.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.