| Hotline: 0983.970.780

'Phủ sóng' cánh đồng cơ giới hoá

Thứ Ba 26/06/2018 , 14:50 (GMT+7)

Mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, Hải Dương (do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông chủ trì thực hiện) đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết trong sản xuất lúa của địa phương.

09-20-13_imge001
Mô hình thâm canh và áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Bình Giang

Ông Vũ Nhật Kha, Chủ tịch UBND xã Tân Hồng chia sẻ: Mấu chốt quan trọng nhất tạo nên thành công của mô hình sau 2 vụ triển khai dự án là việc thành lập tổ dịch vụ khuyến công xã Tân Hồng. Họ cùng góp vốn đối ứng để tiếp nhận các máy móc, thiết bị dự án hỗ trợ.

Đồng thời, tổ dịch vụ còn đầu tư mua thêm cả máy làm đất công suất lớn, máy cấy ngồi lái 6 hàng NSPU - 68C, máy gặt đập liên hợp, máy nghiền đất, máy trộn giá thể... giúp cơ giới hóa hầu hết các khâu sản xuất lúa.

Giống lúa được sử dụng tại mô hình là Bắc thơm số 7 kháng bạc lá (BT7 KBL). Đây là giống lúa thuần chất lượng, tạo nên từ phương pháp lai chuyển gel kháng bệnh bạc lá Xa21 vào giống BT7. Theo ông Vũ Nhật Kha, Chủ tịch UBND xã Tân Hồng: Khi đưa máy cấy áp dụng vào đồng đất xã Tân Hồng, bà con đánh giá cao. Năm 2017 xã chỉ có 70ha (dự án thực hiện 45ha) diện tích cấy bằng máy thì đến năm 2018 đã tăng lên 180ha (dự án thực hiện 55ha).

Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn My Cầu, xã Tân Hồng) trực tiếp tham gia sản xuất lúa trong mô hình chia sẻ: “Từ khi có dịch vụ máy cấy về làng, bà con ung dung ăn tết, không sợ nắng mưa như trước. Tổ dịch vụ khuyến công thực hiện từ khâu làm mạ cho đến gieo cấy với chi phí hợp lý 253.000 đồng (bao gồm cả tiền thóc giống). Đến mùa thu hoạch, sau quá trình chăm sóc, chỉ cần mang bao ra đầu bờ chờ mang thóc về nhà”.

Ông Vũ Văn Luyện, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Giang cho hay: Việc áp dụng mạ khay máy cấy rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của các nhóm lúa chất lượng. Nhưng, quan trọng hơn là nó giải quyết được vấn đề khan hiếm lao động ở nông thôn.

Bình quân 1 sào Bắc bộ cấy thủ công trước kia đạt 180kg, nay cấy máy tăng 12% (tăng 21,6kg/sào = 583kg/ha). Với tổng diện tích cấy lúa trên địa bàn xã Tân Hồng là 445ha, sản lượng lúa tăng 260 tấn. Tạm tính giá 7.000 đồng/kg lúa, lợi nhuận tăng thêm cho địa phương sẽ đạt gần 4 tỷ đồng.

Theo đánh giá, mô hình đã giảm được chi phí phun thuốc trừ sâu, vì cấy máy hàng sông thông thoáng giảm sâu bệnh.

Số nhánh và số bông hữu hiệu cao làm tăng năng suất 12 - 15% so với cấy thủ công. Tỉ lệ hạt mẩy trên bông cao hơn cấy tay 10 - 12%.

Cấy máy khắc phục được tính trạng lúa đổ, bà con không phải đi buộc lúa sau mỗi trận mưa dông.

Theo ông Nguyễn Phú Thụy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương: Với xu hướng diện tích đất lúa ngày càng giảm, hiệu quả sản xuất lúa thấp dẫn đến nhiều hộ dân bỏ ruộng, lao động sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu là người già và trẻ nhỏ nên rất khó thuê lao động, công lao động phổ thông bị đẩy lên rất cao.

Do vậy việc đưa cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa (đặc biệt mạ khay – máy cấy) đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của sản xuất.

Tổ dịch vụ đã hoạt động hiệu quả, tự chủ, tự sắp xếp. Tuy nhiên, cần có chính sách liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp lớn, giúp người dân có được nguồn thu nhập ổn định, yên tâm tập trung cho sản xuất.

09-20-13_imge002
Tổ Dịch vụ khuyến công xã Tân Hồng

 

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất