| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ nỗ lực đảm bảo an toàn đê điều

Thứ Tư 12/12/2018 , 09:15 (GMT+7)

Những năm qua, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều. Các tuyến đê được đầu tư, tu bổ kiên cố, vi phạm Luật Đê điều ngày càng giảm, ý thức của người dân cũng được nâng cao.

Cơ bản đảm bảo an toàn

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, hệ thống sông gồm sông Thao, sông Lô, sông Đà và các con sông nhỏ khác, mật độ sông, suối 2 km/km2.

08-03-48_nh_1
Tuyến đê Hữu Lô kết hợp đường giao thông nhìn từ trên cao

Hệ thống đê điều hiện có 508,7km đê các loại (21 tuyến đê sông, đê ngòi từ cấp I – cấp V, tổng chiều dài 421,5km; 23 tuyến đê bao ngăn lũ nội đồng, tổng chiều dài 54,8km và 11 tuyến đê bối, tổng chiều dài 32,4km). Trên địa bàn tỉnh có 456 cống, 115 tuyến kè với tổng chiều dài 111,64km và hệ thống kè mỏ hàn; 32 điếm canh đê, trong đó đê cấp I, cấp 2 có 20 điếm canh; đê cấp IV có 12 điếm canh.

Đê Hữu Lô là tuyến đê cấp II - cấp IV, dài 72km bảo vệ trực tiếp cho các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và TP Việt Trì. Theo quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn 2050: Cao trình đỉnh đê hiện tại cao hơn mức nước lũ thiết kế (1,2 - 2,1m), đảm bảo cao trình chống lũ.

Các tuyến đê kết hợp giao thông, nhiều đoạn đường thuộc quốc lộ, đường tỉnh được xây dựng như: Tuyến đê Tả Thao có quốc lộ 32C đi học hành lang từ K100 - K103, đoạn từ K0 - K1,5, đê tả Thao kết hợp quốc lộ 2D; tuyến đê Hữu Thao đoạn tương ứng từ K0 - K49 đi chung quốc lộ 32C, đoạn K49 - K69 kết hợp đường tỉnh 315 và đi theo hành lang đê; đê Hữu Ngòi Lao kết hợp đường tỉnh 321; đê Tả Bứa kết hợp đường tỉnh 313C; đê Tả Đà kết hợp đường tỉnh 316, 317; đê Hữu Lô từ K9 - K63,5 kết hợp đường tỉnh 323; đê Tả Chảy từ K0 - K18,1 kết hợp đường tỉnh 322.

Mặt đê được cứng hóa bằng bê tông xi măng. Tuyến đê bao đông nam Việt Trì mặt đê rộng 13,5m; cao trình đảm bảo chống lũ, cứng hóa bằng bê tông nhựa. Tại những vị trí qua khu vực dân cư đều có đường hành lang (3 - 5m) bảo vệ chân đê. Hành lang đê đã được bê tông hóa các đoạn.

Đê Tả Lô là tuyến đê cấp IV, có chiều dài 12,7km bảo vệ trực tiếp 3 xã của huyện Đoan Hùng và một số xã của tỉnh Tuyên Quang. Theo quy hoạch chống lũ thì cao trình đỉnh đê hiện tại cao hơn mực nước thiết kế (1,7 - 3,2m), toàn tuyến đảm bảo cao trình chống lũ. Mặt đê rộng 6,5m, được cứng hóa bằng bê tông nhựa rộng 5,5m.

Đê Tả Đà là tuyến đê cấp IV, có chiều dài 43 km (từ xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn đến xã Hồng Đà, huyện Tam Nông). Cao trình đỉnh đê hiện tại cao hơn mực nước lũ thiết kế (0,2 - 1,9m), toàn tuyến đảm bảo cao trình chống lũ. Hành lang bảo vệ chân đê đã được bê tông hóa các đoạn phía sông, phía đồng rộng 2,5 - 3m.

Theo đánh giá về khả năng chống lũ các tuyến đê của Sở NN-PTNT Phú Thọ, đối với tuyến đê cấp I, II đảm bảo chống lũ ở mức thiết kế theo quy hoạch phòng chống lũ. Đối với đê cấp IV các tuyến đê tả sông Đà; tả, hữu sông Lô; hữu sông Thao… đảm bảo cao trình chống lũ. Đối với các tuyến đê bối chỉ đảm bảo chống lũ ở báo động II.

Tuy nhiên còn có những bất lợi đối với công tác hộ đê, phòng chống thiên tại của tỉnh Phú Thọ. Hạ lưu sông Thao, sông Lô, sông Lô chịu ảnh hưởng điều tiết của hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà dễ gây sạt lở bờ, vở sông ảnh hưởng công trình đê điều, thượng nguồn sông Thao thường xảy ra lũ đột xuất do mưa lớn.

Là tỉnh trung du miền núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, ngòi, dễ gây lũ quét, sạt lở đất; hệ thống đê điều nhiều, lực lượng cán bộ chuyên trách phải đảm bảo địa bàn rộng, làm cho công tác phòng chống thiên tai, xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn chuyên dùng còn thiếu hoặc chưa phù hợp.

Một số huyện, TP, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về công tác phòng, chống thiên tai chưa sâu, chưa rộng khắp. Việc tổ chức thực hiện Luật Đê điều và Phòng chống thiên tai ở một số địa phương chưa nghiêm túc, vẫn để xảy ra các hiện tượng: Để vật liệu ở bãi sông trong hành lang thoát lũ, rào lấn đất, trồng cây, làm quán… trong hành lang bảo vệ đê, kè bờ.

Ông Trần Văn Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ cho biết: “Đê điều ở Phú Thọ được cứng hóa, cơ bản đảm bảo an toàn cao trình chống lũ. Nếu xảy ra các vi phạm thì chỉ có tuyến đê địa phương quản lý. Hiện Phú Thọ đang xây dựng một số đoạn tuyến đê kiểu mẫu từ K82 - K86 thuộc đê Tả Thao, huyện Lâm Thao, phấn đấu đến 2019 xây dựng từ K86 - K91 và cố gắng làm tăng dần các đoạn”.
 

Tuyến đê quan trọng nhất

Đi thực tế tại tuyến đê Tả Thao thuộc TP Việt Trì, là tuyến đê được đầu tư trọng điểm kết hợp làm đường giao thông. Mặt đê kết hợp đường giao thông rộng rãi, có giải phân cách đường 2 chiều, được đổ nhựa xi măng. Bờ sông, mái đê… được kè đá kiên cố. Bên cạnh đó, hành lang 2 bên đường còn lát đá, trồng cây xanh, có hệ thống đèn điện chiếu sáng… tạo điểm nhấn cho tuyến đê.

Theo Chi cục Thủy lợi Phú Thọ, tuyến đê Tả Thao từ K0 - K105 dài 105km, từ đê cấp I - cấp IV. Đối với đê cấp I, II đoạn từ K61,5 - K105 (thuộc xã Thanh Minh, TX Phú Thọ) đến phường Bến Gót (TP Việt Trì) dài 43,5km bảo vệ TX Phú Thọ, huyện Lâm Thao, TP Việt Trì.

08-03-48_nh_2
Nhiều tuyến đê được đầu tư, tu sửa để đảm bảo an toàn, vừa kết hợp làm đường giao thông

Cao trình đỉnh đê hiện tại K62: +22,86m, tại K105: +19,5m theo quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, toàn tuyến đảm bảo cao trình chống lũ theo quy hoạch phòng chống lũ.

Mặt đê đoạn từ K61,5 - K64 qua đồi TX Phú Thọ, mặt đê rộng 9m cứng hóa bằng bê tông nhựa rộng 8m. Đoạn từ K64 - K75 đang thực hiện cải tạo, nâng cấp, gia cố tuyến đê tả sông Thao kết hợp đường giao thông đoạn K64 - K75, mặt cứng hóa bằng bê tông nhựa rộng từ 10 - 11m… Đoạn từ K102,8 - K105 nền đê rộng 27,3m, mặt cứng hóa bằng nhựa rộng 14m, dải phân cạch giữa rộng 2,2m, hành lang 2 bên rộng 5,55m.

Hều hết những đoạn đê qua khu vực dân cư đều có hành lang 3 - 5m bảo vệ chân đê. Hành lang đê đã được bê tông hóa các đoạn, chân đê đã được xây tường chắn bảo vệ từ K82 - K86 phía đồng và từ K85 - K86 phía sông.

Đê bối có 7,4km đê gồm 3 đoạn: Đê bối Xuân Huy dài 1,3km, Vĩnh Lại - Bản Nguyên dài 4,8m, Thụy Vân dài 1,3km. Cao trình đỉnh các tuyến đê bối đảm bảo chống lũ với mức báo động II, mặt đê rộng 3 - 5m được gia cố bằng bê tông xi măng. Các đoạn đê sát sông đã được kè hộ chân hoặc kè hộ chân lát mái. Các đoạn đã được trồng tre chắn sóng.

Bên cạnh đó tuyến đê cấp IV đoạn từ K0 - K61,5 (xã Hậu Bổng, huyện Hạ Hòa đến xã Thanh Minh, TX Phú Thọ) dài 61,5km bảo vệ huyện Hạ Hòa, Thanh Ba và TX Phú Thọ.

Cao trình đỉnh đê đảm bảo chống lũ, đoạn từ K1,5 - K15, K17 - K19 cao trình đỉnh đê +30,78m - +28,1m đảm bảo chống lũ theo tần suất thiết kế 5%, nhưng thấp hơn mực nước thiết kế quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 0,1 - 1,15m. Hiện đang triển khai thi công dự án đắp tôn cao, mở rộng và cứng hóa mặt đê Tả Thao kết hợp đường giao thông đoạn K0 - K17 huyện Hạ Hòa.

Mặt đê đi qua xã Hậu Bổng rộng 6,5m, cứng hóa bằng bê tông nhựa rộng 5,5m, 2 bên mỗi bên lề 0,5m. Đoạn từ K17,4 thị trấn Hạ Hòa đến K61,5 xã Thanh Minh, TX Phú Thọ mặt đê rộng 7,5 - 9m, cứng hóa mặt bằng bê tông nhựa rộng 5,5 - 8m.

Đê cấp IV có 8,8km đê bối gồm 3 đoạn: Đê bối Lương Lỗ, huyện Thanh Ba dài 4,2km, đã được cứng hóa bằng bê tông rộng 3m; đê bối Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa dài 2km, đã được cứng hóa bằng bê tông rộng 3m; đê bối Liên Phương, huyện Hạ Hòa dài 2,3km, mặt đê bằng cấp phối rộng 2,5 - 4m. Cao trình đỉnh đê đảm bảo chống lũ báo động II.

Ông Phan Văn Anh, Phó Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Việt Trì chia sẻ: “Chúng tôi đang quản lý tuyến đê cấp I, II, là tuyến quan trọng nhất. Tuyến đê cơ bản tốt, đảm bảo an toàn chống lũ. Đa số có hành lang đê nên vi phạm rất ít. Đồng thời mặt đê kết hợp làm đường giao thông, bờ sông gần như được kè đá, bê tông nên hầu như không có hiện tượng sạt lở”.

“Đa số người dân nắm rõ quy định về đê điều. Hằng năm trước mùa mưa bão, chúng tôi có văn bản gửi các huyện, xã yêu cầu phát quang mái đê, phát quang các cống dưới đê, bôi trơn dầu mỡ… Đồng thời mở các lớp tập huấn, gửi các văn bản mới đến huyện, xã, phối hợp với chương trình xây dựng NTM nên đa số người dân, các tổ chức nắm rõ các quy định, ý thức cao hơn”, ông Trần Văn Quỳnh.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm