| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Cao su ngóng nhà máy

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:04 (GMT+7)

Cây cao su phát triển bời bời, người dân càng phấn khởi hơn bởi lời hứa sẽ triển khai xây dựng NM sơ chế cao su trên địa bàn. Ấy thế mà cây cao su đến kì cho mủ mà NM vẫn chưa thấy đâu...

Người trồng cao su ở huyện Sông Hinh thu hoạch mủ

Cây cao su phát triển bời bời, người dân càng phấn khởi hơn bởi lời hứa sẽ triển khai xây dựng NM sơ chế cao su trên địa bàn. Ấy thế mà cây cao su đến kì cho mủ mà NM vẫn chưa thấy đâu...

 Cây cao su rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện Sông Hinh nên đã được huyện này đưa vào diện cây trồng chiến lược. Khi dự án phát triển cao su tiểu điền (vốn vay IDA - Cơ quan phát triển Pháp) được triển khai trên địa bàn, diện tích cây cao su càng có điều  mở rộng. Vốn dải ngân đến đâu, cây cao su nhanh chóng mọc lên đến đấy. Đến nay, trên địa bàn huyện Sông Hinh có hơn 1.929ha cao su đang thời kỳ phát triển, tập trung phần lớn ở Ea Ba, Ea Bá, Ea Ly và Ea Trol. Trong đó, diện tích cây cao su tiểu điền 1.300ha trồng từ năm 2001 và đã có 400ha diện tích đưa vào khai thác. Năng suất mủ cao su đạt từ 1,2-2tấn/ha.

Trồng cây đến ngày thu hoạch, lẽ ra ai cũng phải vui mừng. Vậy nhưng, gặp chúng tôi, nhiều nông dân buồn ra mặt. "Trước đây 2 năm, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cùng đại diện Cty Cao su VGR Phú Yên thuộc Viện Nghiên cứu cây cao su đã có buổi làm việc với địa phương, thông báo sẽ xây dựng nhà máy sơ chế mủ cao su tại huyện Sông Hinh. Chúng tôi mừng vô kể. Vậy nhưng đến nay dự án này vẫn chưa triển khai" - nhiều nhà nông chán nản nói.

Không có nhà máy, nông dân đành phải bán mủ cho tư thương. Ông Trần Thanh Định, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Giá mủ cao su tư thương mua tại huyện Sông Hinh 20.000 đồng/kg, trung bình mỗi ngày thu vào 1 triệu đồng/ha. Như vậy, mỗi ngày trôi qua, người dân ở đây mất đi 250.000 đồng/ha vì giá mủ cao su tại Đăk Lăk lên đến 25.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, trên thực tế, những thiệt thòi mà người trồng cao su chưa dừng lại ở đó. Theo thống kê, riêng địa bàn xã Ea Ly hiện có 250ha cao su trồng chu kỳ 1, từ năm 2001-2005, trong đó lứa cây trồng từ năm 2001 đã đến tuổi lấy mủ chiếm 1/3 diện tích. Những người có mủ cao su ở đây "tố khổ": “Cũng một vườn cây nhưng tư thương đến mua mủ đánh giá chất lượng khác nhau để tìm cách ép giá. Có lần tư thương đến bảo chất lượng mủ vườn cao su tôi thấp vì tỉ lệ nước trong mủ cao, họ chỉ mua giá 18.000 đồng”. Tuy biết bị ép giá, nhưng phần vì cần tiền chi tiêu, phần vì phải giữ “mối quen” để họ mua cho hàng ngày nên người dân cũng đành bấm bụng bán.

Một điều đáng lo ngại là hiện vì muốn thu lợi nhanh chóng, nhiều hộ nông dân khi khai thác đã tìm cách “ép” cây cao sau ra mủ nhiều hơn  bằng cách bôi một loại hóa chất vào miệng cạo. Phòng NN- PTNT huyện Sông Hinh cho biết, khai thác kiểu lạm dụng này cây cao su sẽ mau kiệt sức, mất mủ dẫn đến chết. Hiện một số vườn cây cao su đã có biểu hiện rụng lá.
Ông Trần Ngọc Huệ ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) có vườn cây cao su rộng 5ha đã 8 năm tuổi. Để tránh bị ép giá, thiệt thòi, ông đã cất công lên Đăk Lăk tìm mối để bán mủ cao su và học hỏi kinh nghiệm sơ chế thủ công. Một số nông dân khác cũng đang tự tìm nơi tiêu thụ cho mình để tránh bị tư thương trong vùng "ăn chặn".

Liên quan đến việc thu hồi nợ cho vay phát triển cây cao su tiểu điền, Trưởng Phòng tín dụng, Ngân hàng NN-PTNT huyện Sông Hinh Nguyễn Hữu Nhàn cho biết: Kể từ khi triển khai dự án cho vay trồng cây cao su tiểu điền từ năm 2002, dư nợ tính đến nay lên đến trên 24 tỉ đồng. Có hộ trồng diện tích lớn khoảng 10ha, nợ ngân hàng lên đến gần 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay việc thu hồi nợ là rất khó khăn vì phần lớn chưa ai trả.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, từ đây đến năm 2012, diện tích cao su cho mủ lên đến 1.3000ha. Vì vậy, UBND huyện Sông Hinh đề xuất Viện Nghiên cứu cây cao su đẩy nhanh kế hoạch xây dựng nhà máy sơ chế mủ để đáp ứng nhu cầu khai thác mủ cao su hiện nay. Đây cũng là nguyện vọng tha thiết của những người nông dân đã đeo đuổi nghiệp cao su trên địa bàn bởi với hiện họ đang bị tư thương chèn ép, "ăn chặn" tiền trong khi khối nợ nần đang hiển hiện trước mắt.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất