| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên chủ động chuyển đổi cây trồng 'né' hạn

Thứ Năm 09/04/2020 , 09:53 (GMT+7)

Phú Yên là tỉnh thường xuyên bị hạn hán, do đó một trong các giải pháp phòng chống, ứng phó là chuyển đổi cây trồng ở những vùng nguy cơ thiếu nước.

Người dân xã Hòa An chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Ảnh: Đình Thung.

Người dân xã Hòa An chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Ảnh: Đình Thung.

4 năm chuyển đổi, lợi nhuận tăng hơn 223% so với lúa

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Phú Yên, cho biết, Phú Yên là tỉnh thường xuyên bị hạn hán và hạn hán kéo dài, nhất là trong vụ hè thu. Do đó các giải pháp phòng chống, ứng phó với khô hạn luôn được địa phương triển khai quyết liệt.

Đầu mỗi vụ sản xuất, ngành NN-PTNT có văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất tiến hành rà soát diện tích sản xuất lúa, chủ động cân đối nguồn nước, khoanh vùng sản xuất, tập trung chỉ đạo sản xuất cho từng vùng (xứ đồng).

Theo đó, đối với vùng chủ động và an toàn về nguồn nước chỉ đạo gieo trồng tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao. Vùng có nguy cơ thiếu nước yêu cầu địa phương xây dựng phương án phòng chống hạn, sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Đồng thời thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng từ đất lúa sang cây trồng cạn ngắn ngày khác. Còn vùng không có khả năng tưới, phải thực hiện chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cây trồng hoặc dừng sản xuất để tránh thiệt hại do nắng hạn.

Chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước. Ảnh: Đình Thung.

Chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước. Ảnh: Đình Thung.

Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh chuyển đổi đất lúa sang trồng cây khác như ngô lai, đậu tương, đậu xanh, rau, đậu thực phẩm, cây dược liệu hơn 360 ha. Năm 2017 tổng diện tích đất trồng lúa chuyển sang trồng cây khác như ngô lai, đậu tương, đậu xanh, rau hơn 479 ha. Còn năm 2018, toàn tỉnh chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng khác trên hơn 236 ha và năm 2019 hơn 231 ha.

Kết quả, qua 4 năm nhà nước hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã thu được lợi nhuận hơn 29,2 tỷ đồng; tạo ra được giá trị hơn 16,1 tỷ đồng cho nền kinh tế nông nghiệp Phú Yên, tăng 223,6% so với trồng lúa truyền thống.

Cũng theo ông Minh, ngoài việc nhà nước hỗ trợ các mô hình chuyển đổi trên, các địa phương trong tỉnh còn hướng dẫn bà con thực hiện chuyển đổi cây trồng ở những vùng không chủ động nước tưới hay nguồn nước khó khăn, với diện tích chuyển đổi hàng năm trên dưới 1.000 ha.

Ghi nhận một xã điểm

Mô hình chuyển đổi từ lúa sang đậu phộng hiện cũng rất hiệu quả trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ảnh: Đình Thung.

Mô hình chuyển đổi từ lúa sang đậu phộng hiện cũng rất hiệu quả trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ảnh: Đình Thung.

Xã Hòa An, huyện Phú Hòa nơi có phong trào chuyển đổi cây trồng từ đất lúa thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang hoa màu khá mạnh.

Toàn xã có hơn 578 ha lúa “ăn” nước từ tự chạy của hệ thống thủy nông Đồng Cam. Tuy nhiên do vị trí xã nằm cuối kênh Bắc dẫn nước tưới nên nguồn nước về thiếu, yếu vào mùa khô.

Trước khó khăn trên, từ năm 2015, Đảng ủy, UBND xã đã hướng dẫn bà con thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ lúa sang ngô hoặc đậu phộng, đậu xanh hay diệp hạ châu…

Cây ngô cũng được người dân chuyển đổi mạnh mẽ. Ảnh: Đình Thung.

Cây ngô cũng được người dân chuyển đổi mạnh mẽ. Ảnh: Đình Thung.

Dẫn chúng tôi tham quan vùng chuyển đổi từ đất lúa sang ngô, đậu phộng, đậu xanh, diệp hạ châu... xanh tốt, ông Trần Hòa, thôn Vĩnh Phú, cho biết, các mô hình này không chỉ mang hiệu quả kinh tế, mà còn giúp bà con bớt lo lắng nguồn nước tưới như trước đây. 

Ông Trần Hòa, cho biết, trong các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa trên địa bàn xã, ông thấy mô hình diệp hạ châu có đầu ra ổn định. Bởi Công ty Dược liệu miền Trung bao tiêu sản phẩm, với giá thu mua 4.300 đồng/kg. Tuy nhiên do nhu cầu Công ty có giới hạn, cộng với có vùng trồng được và không được nên người dân chưa dám trồng đại trà. 

Trung bình 1 sào (500m2) trồng ngô, bà con thu từ 5 - 7 triệu, lãi ròng 2 triệu đồng. Còn trồng đậu phộng, bà con thu hoạch được 3-4 tạ/sào, bán với giá từ 18-19 ngàn đ/kg, lãi ròng 2,5-3 triệu. Đối với trồng diệp hạ châu, nếu làm đạt cho năng suất khoảng 1 tấn/sào, cho lãi từ 4-5 triệu đ/sào.

Trong khi trước đây, bà con trồng 1 sào lúa cho sản lượng khoảng 200 kg, doanh thu khoảng 1 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, phân, thuốc, công cán, có vụ bà con hoạch toán thu không đủ bù chi.

Cũng theo Hòa, nhờ hiệu quả các mô hình chuyển đổi mang lại, không ít nhiều người còn thuê đất trồng màu. Như gia đình ông Hòa hiện ruộng nhà và cả ruộng thuê lại với tổng diện tích hơn 5,5 sào.

Với diện tích này, ông thực hiện mô hình luân canh, 2 vụ đậu phộng, 1 vụ trồng diệp hạ châu và ngược lãi. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông bỏ túi từ 30-40 triệu đồng, rất phấn khởi.

“Nếu trồng lúa với diện tích hơn 5 sào ở khu vực này, may mắn lắm kiếm được 5 triệu đ/năm là cùng”, ông Hòa khẳng định.

Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Thắm, thôn Đông Phước, cho biết, với diện tích 2 sào lúa thường xuyên thiếu nước tưới, từ năm 2017 gia đình đã chuyển sang trồng 1 vụ ngô, 2 vụ đậu phộng. Nhờ vậy, gia đình bà có mức thu nhập ổn định hơn gấp 4-5 lần so với trồng lúa bấp bệnh như trước đây.

“Cứ 1 sào đậu phộng gia đình thu 3,5 tạ. Với giá bán 18 ngàn đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 3 triệu đồng. Trong khi trước đây gia đình làm lúa rất vất vả, cứ lo chống hạn, thu hoạch chẳng có lãi đồng nào”, bà Thắm nói.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm