| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ Hai 02/02/2015 , 09:17 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Phú Yên vừa  tổ chức hội nghị "Thực trạng và giải pháp ứng dụng cơ giới hoá giảm tổn thất sau thu hoạch trong SX lúa, mía, sắn".

Tính đến năm 2014, số lượng máy kéo 2 bánh trên toàn tỉnh là 1.074 chiếc, máy kéo 4 bánh 571 chiếc, máy kéo công suất lớn hơn 35HP (mã lực) 406 chiếc, máy kéo công suất từ 12 - 35HP là 572 chiếc; máy gặt lúa liên hợp 130 chiếc, máy gặt xếp dãy 279 chiếc và nông cụ gieo hạt lúa theo hàng 240 chiếc.

Một số loại máy rất cần thiết nhưng số lượng rất hạn chế như máy sấy lúa, giống lúa đạt 3 máy, năng lực sấy khoảng 200 tấn/năm. Với số lượng máy trên áp dụng trong khâu SX lúa, làm đất đạt 96,5%, vận chuyển đạt 79,4%.

Định hướng phát triển cơ giới hóa trồng trọt đến năm 2020, đối với cây hàng năm (lúa, mía, sắn...), mức độ cơ giới hoá làm đất bình quân cả tỉnh đạt 100%. Khâu gieo trồng, đưa mức độ cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa bằng máy đạt 50%. Gieo trồng mía, sắn bằng máy ở các vùng SX bằng phẳng tập trung đạt 50%.

Khâu chăm sóc, sử dụng máy phun thuốc BVTV đạt 80% bằng các thiết bị phun thuốc có động cơ. Khâu thu hoạch bằng máy đạt 85%, trong đó khu vực đồng bằng đạt 95%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao...

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên, Lê Văn Trúc chỉ đạo, phải coi đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp như đầu tư vào hạ tầng SX và có chính sách ưu đãi thỏa đáng…

Các vùng hình thành cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức SX nông nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ SX, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm