| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Mất mùa chuối Tết

Thứ Năm 04/02/2010 , 12:30 (GMT+7)

Sau trận bão cuối năm 2009, hai bên tuyến đường lên xã An Xuân trải dài những vườn chuối héo úa, ngã sấp, nằm sóng soài.

Những năm trước cứ áp Tết các vườn chuối của xã An Xuân, An Lĩnh, An Thọ thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) tấp nập người đến hỏi mua chuối cúng Tết thì năm nay vắng vẻ hẳn. Sau trận bão cuối năm 2009, hai bên tuyến đường lên xã An Xuân trải dài những vườn chuối héo úa, ngã sấp, nằm sóng soài.  

 

Thôn 1 là vựa chuối lớn nhất xã An Xuân, lâu nay nông dân thu nhập từ chuối là chính. Nhờ những vườn chuối có người kiếm 30-40 triệu đồng mỗi năm, dư tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, đợt bão hồi đầu tháng 11 vừa qua đã quật ngã toàn bộ các cây chuối non. Gia đình ông Đặng Ngọc Yên có 10 sào chuối bị bay hết do bão. Từ chỗ dự kiến thu hoạch khoảng 30 triệu đồng thì nay hai vợ chồng chỉ còn biết ra rẫy mót lại những buồng chuối “đẹt” (chuối còi) bán kiếm tiền. “Nghèo lại gặp eo, Tết này không biết kiếm đâu ra tiền mua sắm từ những thứ nhỏ nhất trong nhà” – ông Yên thở dài.

Còn anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn 4, xã An Xuân cho hay, anh vừa lập gia đình nên ráng khai hoang trồng chuối, dự kiến đến Tết bán được trên dưới 1 triệu đồng nhưng nhìn chuối nằm la liệt như thế này đành phủi tay về không. Ông Trần Phương ở xã An Thọ buồn nẫu ruột vì dốc ra tiền triệu đầu tư trồng chuối từ thuê công, mua phân bón, chăm sóc bây giờ không thu được đồng nào. Cả vườn chuối của ông chỉ còn sót lại số ít nằm ở khu vực dưới hố sâu gió không “lọt” tới. Ông Phương than vãn: “Nghiệt một nỗi cây chuối cao lớn thì gặp gió mau gãy, chỉ một số ít cây chuối đẹt là thoát. Nhìn vườn chuối mà tôi bủn rủn tay chân vì sắp tới không biết tìm đâu ra tiền trả nợ và chi tiêu Tết”.

Ông Đặng Thanh Sơn, Chủ tich UBND xã An Xuân: “Chuối là cây thu nhập chính, nông dân tận thu từ thân, bắp đến buồng chuối đều bán ra tiền. Đối với những người trồng nhiều, chỉ riêng thân chuối sau khi tách thành bẹ phơi khô bán đã có tiền triệu. Tết năm nay thì hầu hết người trồng chuối trắng tay”.

Được biết năm nào người nông dân ở đây cũng trồng chuối đón Tết, cứ tháng 4 bứng chuối con trồng chăm sóc đến tháng Chạp thu hoạch. Thống kê của UBND huyện Tuy An, cơn bão số 11 vừa qua làm hư hại 398 ha cây ăn quả, rau màu của bà con. Nhiều nông dân đã tính chuyển sang trồng các loại hoa màu khác nhưng vẫn còn đắn đo. Vùng đất này vốn cằn cỗi, trồng các loại cây khác không hiệu quả nên bà con mới trồng chuối. Giờ chuối cũng không được ăn thì biết trồng gì.

Nông dân trồng chuối khốn đốn thì người buôn chuối cũng mất việc làm. Cạnh ngã tư Hòa Đa (An Mỹ)- nơi quốc lộ 1A giao nhau với tuyến đường ĐT 643- trước đây từ sáng đến chiều tấp nập lái buôn thồ chuối đến đây giao hàng thì hai tháng nay vắng vẻ hẳn. Một người buôn chuối ở Hòa Đa cho biết: "10 năm làm nghề...hai sọt, ngày nào tôi cũng chở cá thịt, mắm muối lên vùng cao xã An Thọ, An Xuân…bán dạo rồi mua chuối thồ về bán lại. “Lượt đi, lượt về” mà hai vợ chồng cũng kiếm trăm ngàn nuôi con. Còn hai tháng nay, chở hàng lên bán chủ yếu gom nợ rồi về, chuối mất mùa bà con ở trên đó thiếu thốn nên nợ cũng khó thu lắm".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm