| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Xây dựng từ 400-500 km đường GTNT

Thứ Năm 23/05/2013 , 10:29 (GMT+7)

Theo ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, trong năm 2013, tỉnh này sẽ đưa vào sử dụng từ 400-500 km đường giao thông nông thôn và khoảng 80 km kênh mương nội đồng.

Theo ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, trong năm 2013, tỉnh này sẽ đưa vào sử dụng từ 400-500 km đường giao thông nông thôn (GTNT) và khoảng 80 km kênh mương nội đồng.

Đến năm 2015, phấn đấu xây dựng mới 1.290 km đường GTNT rộng từ 2,5-3 m, tổng kinh phí 350 tỉ đồng.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tỉnh Phú Yên cũng vừa ban hành quy định về cơ chế đầu tư xây dựng thực hiện bê tông hóa đường GTNT thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM.


Bê tông hóa đường GTNT ở xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa

Theo đó, cấp tỉnh hỗ trợ 100% xi măng, ống cống sử dụng vào công trình và chi phí vận chuyển; hỗ trợ 2 triệu đồng/km cho công tác quản lý; bổ sung cho các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các xã bãi ngang ven biển 80 triệu đồng/km, 65 triệu đồng/km cho xã thuộc khu vực II vùng dân tộc thiểu số, miền núi và 50 triệu đồng/km cho xã thuộc khu vực I vùng dân tộc thiểu số, miền núi 50 triệu đồng/km với đường rộng 3 m.

Đối với cấp huyện, ngoài mức hỗ trợ nêu trên, tùy vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tính chất, mục tiêu của từng công trình, có thể xem xét hỗ trợ thêm, nhưng không được quá 15% giá trị công trình. Ngoài ra, cấp xã sử dụng ngân sách và huy động các nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện. Nhân dân tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu xây dựng nền, mặt đường và các vật liệu khác, huy động phương tiện, tổ chức thi công xây dựng nền đường, đổ bê tông mặt đường.

Năm 2012, Phú Yên đầu tư hơn 16 tỉ đồng xây dựng NTM. Hiện có 100% số xã hoàn thành Đồ án quy hoạch và lập Đề án xây dựng NTM; 5/9 huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ kết 2 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM. Các xã đăng ký xây dựng gần 400 km đường bê tông nông thôn trong năm 2013.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm