| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/04/2010 , 13:15 (GMT+7)

13:15 - 07/04/2010

Phúc cho người rút tiền!

Có thể tạm suy luận thế này: nếu mấy “ông” chức năng chưa vào cuộc thì hơn 120 “sát thủ” ATM rò điện sẽ còn rất nhiều cơ hội để ra tay, kết liễu người rút tiền. Đúng là “phúc” còn lớn đối với hàng trăm ngàn người đang nhận lương qua hệ thống ATM.

“Phòng cháy hơn chữa cháy”, câu này gần như ai cũng thuộc lòng. Thế nhưng trong thực tế, khẩu “phòng” thường bị quên. Để rồi đến khi xảy ra "cháy" người ta mới giật mình, vội vàng đi “chữa”. Và khi đi “chữa” thì lại lòi ra nhiều sự thật còn giật mình hơn nữa.

>> Nhiều ATM tại Hà Nội cũng bị rò điện
>> TP HCM: Hơn 60 máy ATM bị nhiễm điện
>> Học sinh lớp 4 tử vong sau khi chạm vào buồng ATM

Mới đây nhất là vụ một buồng ATM của Ngân hàng NN- PTNT bị rò rỉ điện làm chết một em học sinh lớp 4 ở TPHCM. Điện rò rỉ ở cột đèn chiếu sáng, ở trụ điện… đã đủ khiến cho người ta phát hoảng rồi. Đằng này, điện lại rò rỉ từ buồng ATM- thứ phương tiện người dân thành phố sử dụng hàng ngày mới khiến cho người dân rụng rời chứ. Bởi cột đèn, trụ điện người ta còn có thể cảnh giác, tránh đụng chạm. Còn với những buồng ATM, người ta chỉ lo có kẻ trộm xe máy hay tên cướp cạn nào đó đang rình mò xung quanh, chứ ai dám nghĩ đó còn là nơi “ngoạ hổ tàng long” của dòng điện nguy hiểm?

Và chỉ sau khi xảy ra vụ ATM “sát thủ” nói trên, ngành ngân hàng, ngành điện và ngành ngân hàng mới rầm rộ rủ  nhau đi kiểm tra toàn bộ hệ thống ATM ở TPHCM và nhiều đô thị khác. Mới chỉ sau vài ngày (tính tới 5/4), mà đã có một con số còn giật mình hơn nữa: hơn 120 buồng ATM ở TPHCM bị rò rỉ, có khả năng xảy ra tai nạn điện giật cho người rút tiền. Nguyên nhân là do các buồng ATM này không có dây tiếp đất theo đúng quy định, tiếp đất không đúng kỹ thuật, các mối nối sơ sài không đảm bảo an toàn.

Điều đáng lo ngại là hơn 120 ATM này là của hầu hết các “đại gia”, “anh hào” trong ngành ngân hàng hiện nay như: Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Techcombank, ACB, BIDV, ANZ…Có thể tạm suy luận thế này: nếu mấy “ông” chức năng chưa vào cuộc thì hơn 120 “sát thủ” này sẽ còn rất nhiều cơ hội để ra tay, kết liễu người rút tiền. Đúng là “phúc” còn lớn đối với hàng trăm ngàn người đang nhận lương qua hệ thống ATM.

Nhưng- lại nhưng là sao người ta không kiểm tra ngay từ khi hệ thống ATM bắt đầu được xây dựng thì đã đỡ đi được một cái chết.

Từ vụ này, ngẫm lại những sự cố nghiêm trọng ở những lĩnh vực khác, thấy cái tinh thần trách nhiệm của cán bộ nước ta chưa được phát huy ở khâu “phòng” mà mới chỉ thể hiện ở khâu “chữa”, mà chữa thì chỉ là khắc phục hậu quả mà thôi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm