| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi múa cổ Thăng Long

Thứ Tư 07/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

Đề tài “Múa cổ Hà Nội” đã được tập thể nghệ sĩ Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội kiên trì tiến hành qua 15 năm liên tục (2000- 2015), đến giờ đã có những kết quả cụ thể.

Thăng Long - Hà Nội lưu giữ hàng trăm điệu múa cổ gắn với hàng trăm lễ hội. Tuy nhiên, để phục dựng và lưu truyền được mỗi điệu múa cổ, không chỉ là “cái vỏ” mà phải để cho công chúng cảm nhận và yêu múa cổ.

Theo các nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, đề tài “Múa cổ Hà Nội” đã được tập thể nghệ sĩ Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội kiên trì tiến hành qua 15 năm liên tục (2000- 2015), đến giờ đã có những kết quả cụ thể.

Theo nhà nghiên cứu Hùng Thoan, trong 15 năm Hội đã sưu tập và ghi hình 13 hình thức múa trong 8 lễ hội, lễ thức và bộ sưu tập 59 hình thức múa trong lễ hội làng và các lễ thức dân tộc.

Thành tựu bước đầu

Theo PGS, TS Đỗ Thị Hảo, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Hà Nội có 1.115 lễ hội truyền thống.

Lễ hội không chỉ hàm chứa những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, thần linh mà còn hàm chứa nhiều hình thức nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc, đó là những điệu múa dân gian.

“Những điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội không những đẹp mà còn là sự kết tinh văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện bản sắc, ý chí, tình cảm và tâm linh của người Thăng Long”, bà Hảo nhận định.

Tuy nhiên, do những thăng trầm của lịch sử và biến động của thời gian, quá trình đô thị hóa, các điệu múa cổ dần vắng bóng trong cuộc sống hiện đại.

Sau 15 năm nghiên cứu, sưu tầm, ghi hình, các nhà nghiên cứu đã ghi lại được trọn vẹn những điệu múa cổ rất truyền thống và có “tuổi thọ” lâu đời tại Hà Nội.

Có thể kể đến là: “Con đĩ đánh bồng”, “Chạy cờ” trong hội xuân làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì), “Lễ chữ” trong hội làng Chử Xá, huyện Gia Lâm, “Rắn lột” trong hội làng Trường Lâm (quận Long Biên), “Giảo long” (hội làng Lệ Mật, quận Long Biên), “Bài Bông” trong hội làng Phú Nhiêu, huyện Thường Tín...

Ngày 6/10, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội 15 năm sưu tầm nghiên cứu và phục dựng” với mục đích đưa ra những giải pháp cho việc phục dựng, bảo tồn và phát huy những điệu múa cổ của người Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Đây là lần đầu tiên, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội ghi lại được một số lượng đáng kể các hình thức múa dân gian cổ truyền tại một số lễ hội tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh những điệu múa cổ đã được ghi hình, thời gian tới, các nhà nghiên cứu tiếp khảo sát và ghi tên thêm những điệu múa cổ của người Hà Nội vào danh mục.

Như múa hội “Dô” (Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai), múa “Rồng lửa” (hội Đống Đa, Khương Thượng), múa “Phượng” hội chùa Thánh Chúa (quận Cầu Giấy), múa “Gậy” hội Bô Đầu (huyện Thường Tín), “Tứ linh” (hội Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ), “trống Đại lộ” hội đền Đại lộ (huyện Thường Tín)…

Đưa múa cổ đến với công chúng

Từ nhiều năm nay, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội luôn ý thức việc giới thiệu những điệu múa cổ đến đông đảo công chúng, đã có nhiều chương trình biểu diễn những điệu múa cổ của Thăng Long - Hà Nội diễn ra tại tượng đài vua Lý Thái Tổ và đã thu hút đông đảo sự theo dõi của người dân.

Trong đó phải kể đến Liên hoan múa cổ được tổ chức lần đầu tiên năm 2010 trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Sau đó định kỳ, mỗi năm một lần, Liên hoan múa cổ được tổ chức, đem lại một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc cho người dân Thủ đô.

Cũng trong thời gian qua, Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đã và đang triển khai dự án làm cuốn sách song ngữ Anh - Việt về những điệu múa cổ đã sưu tầm; làm DVD 6 - 8 điệu múa cổ đã sưu tầm thành công nhằm quảng bá múa cổ nhiều hơn nữa đến người dân và du khách quốc tế.

Đại diện Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội cho biết, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tiến hành sưu tầm những điệu múa cổ truyền của Hà Nội; xây dựng chương trình múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội để tiếp cận công chúng; tiến hành so sánh múa cổ Thăng Long với múa cổ truyền Việt Nam; tiến hành biểu diễn các điệu múa cổ gắn với các sự kiện của Hà Nội và đất nước để giới thiệu tới công chúng.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm