| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi rừng bền vững: Phải bắt đầu từ cộng đồng

Thứ Năm 28/10/2010 , 10:47 (GMT+7)

"Cần phải làm cho thu nhập của người dân bản địa tăng lên, khi đó người ta mới có ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng..."

Rừng thứ sinh đang được phục hồi và phát triển tốt

Rừng tự nhiên, kể cả các loại rừng tái sinh, của Việt Nam đang bị tàn phá và khai thác quá mức. Việc phục hồi và phát triển rừng bền vững một lần nữa được đặt ra tại Hội thảo với nội dung trên được tổ chức sáng qua (27/10), tại Hà Nội, do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) chủ trì.

Xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 8.500ha, trong đó chủ yếu là rừng thứ sinh, nghèo kiệt, không có nhiều trữ lượng gỗ. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng trên lại nằm ở vị trí phòng hộ xung yếu, nên việc khôi phục, phát triển và giữ rừng là đòi hỏi cấp bách.

Với tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.900 người, thì bình quân, mỗi lao động của Thu Cúc gánh vác việc phục hồi tới hơn 2ha rừng. Đây là nhiệm vụ quá khó, khi mà tổng số hộ nghèo của toàn xã đang là 973 hộ (năm 2008), chiếm gần 50% tổng số hộ trong xã, và thu nhập bình quân đầu người chỉ có khoảng hơn 4 triệu đồng/năm.

Trước tình hình đó, dự án phục hồi và phát triển rừng bền vững do Tổ chức Mạng lưới châu Á-Thái Bình Dương về quản lý rừng bền vững (APFNet) và Bộ NN-PTNT đặt ra nhiệm vụ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật tốt nhất trong việc phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt nhằm nâng cao các giá trị sinh thái và kinh tế. Trước mắt, cần nâng cao thu nhập của người dân địa phương bằng các loài cây lâm sản ngoài gỗ.

Với mô hình thí điểm là 50ha được dự án đưa vào triển khai thực hiện, 500 bụi tre, luồng và các loại cây cho gỗ quý khác đã được người dân trong vùng dự án đưa vào trồng, đã bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Cùng với đó, nhiều quy ước thôn bản về quản lý, bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích từ rừng cũng được xây dựng. Nhờ vậy, nông dân các dân tộc của 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nơi dự án đang triển khai, đã cải thiện sinh kế khá nhiều. Hiện thu nhập bình quân của người dân vùng gần rừng đã được nâng cao khoảng 30%, lên mức 7 triệu đồng/người/năm.

Dự án phục hồi và phát triển rừng bền vững do APFNet tài trợ với tổng số vốn gần 500 nghìn USD, được thực hiện trong thời gian 24 tháng tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Sơn (Phú Thọ). Mục đích của dự án là tìm ra một mô hình quản lý rừng bền vững vì sự phát triển của địa phương cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp cho các nhà làm chính sách của ngành lâm nghiệp, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm này cho các khu vực lân cận.
Ông Nguyễn Ngọc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, ngoài việc cải thiện điều kiện sống của nông dân, việc khôi phục và phát triển rừng bền vững còn có ý nghĩa lớn trong việc chống lại sự nóng lên của toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cũng theo ông Bình, trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đã triển khai nhiều dự án phục hồi và quản lý rừng, trong đó, nhiều vấn đề đã được giải quyết như các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, trồng và quản lý các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ và nông lâm kết hợp.

Trong những năm gần đây, do sự mở rộng trồng rừng, nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam đã được phục hồi một cách có hiệu quả, độ che phủ rừng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, suy thoái rừng vẫn là một vấn đề lớn mà không những Việt Nam, nhiều quốc gia khác đang đau đầu để tìm biện pháp tháo gỡ.

Ông Qu Guilin, TGĐ Mạng lưới APFNet cho rằng, giải pháp căn bản nhất vẫn là dựa vào cộng đồng, mà mô hình thí điểm tại Phú Thọ là dẫn chứng sinh động nhất. “Cần phải làm cho thu nhập của người dân bản địa tăng lên, khi đó người ta mới có ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng, nếu không, họ sẽ tiếp tục bám vào rừng để khai thác và mưu sinh”, ông Guilin nhận định.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất