| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi vườn cây ăn quả sau lũ

Thứ Sáu 21/10/2011 , 10:41 (GMT+7)

(Diễn giả: PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ - ĐH Cần Thơ; TS Nguyễn Xuân Trường, Hội đồng Khoa học Cty Phân bón Bình Điền, Th.S Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, Bến Tre)

Hỏi: Tại sao cây ăn quả ngập nước lại bị yếu, bị chết?

Trả lời: Rễ cây cũng cần ôxy để tạo năng lượng. Có năng lượng cây mới hấp thu được dinh dưỡng. Khi bị ngập nước lâu, trong đất không còn không khí nên rễ cây không tạo được năng lượng để hút dinh dưỡng làm cây bị yếu. Mặt khác, khi bị ngập nước thiếu ôxy thì các quá trình sinh hóa trong cây sản sinh nhiều axít hữu cơ và chính các axít này làm cây bị thối rễ, chết.

Tại sao một số cây như cây lúa lại chịu được nước?

Mức độ chịu đựng được axít hữu cơ của từng loại cây khác sẽ khác nhau nên có những cây rất dễ chết khi bị ngập như đu đủ, nhưng cũng có cây chịu ngập được cả tháng như cây xoài. Với cây họ hòa bản như lúa lại có thể sống trong nước vì thân rỗng, ôxy được lấy từ lá đưa xuống rễ nên không còn hiện tượng thiếu ôxy cho rễ.

Khi vườn cây ăn quả bị ngập thì nên xử lý như thế nào?

Cần phải bơm nước thoát ra ngay để không còn bị ngập. Để nước thoát nhanh cần xẻ rãnh giữa các hàng cây để đất nhanh được ráo. Khi bơm nước ra rồi, khi mặt đất đã se se cần lấy cào xới xáo nhẹ trên mặt để ôxy từ không khí xâm nhập nhanh trở lại. Không nên xới xáo nhiều quá vì sẽ làm đứt nhiều rễ. Việc duy trì cỏ trong vườn cũng là biện pháp làm đất mau khô ráo, nhất là các loại cỏ có thân rỗng. Không nên vén cỏ vì vén cỏ thì đất sẽ chậm khô hơn.

Khi cây bị ngập mà đang ra bông nên xử lý thế nào?

Khi đã bơm nước thoát ra hết, xới xáo nhẹ cần cắt bỏ bớt các cành lá xum xuê, các lá non. Không nên xử lý ra bông vào giai đoạn này, trường hợp đã xử lý ra bông mà bị ngập lâu, trầm trọng thì nên cắt bỏ bông.

Sau khi nước rút và ráo nên bón phân thế nào?

Khi vườn đã ráo không nên bón phân ngay mà nên hòa DAP vào nước để tưới, 1 tháng sau bón phân gốc sương sương từ 100-200 gr/gốc. Khi bị ngập thì trong đất cũng phát triển nhiều nấm hại rễ nên xử lý các chế phẩm sinh học có nấm Trichoderma để hạn chế nấm độc, hoặc dùng thuốc kháng nấm phổ rộng gốc đồng hoặc đồng đỏ. Mưa lũ cũng là điều kiện tốt để nấm thán thư phát triển nên cần phải phòng trừ sớm.

Nghe nói trước mùa mưa lũ không nên bón phân có đúng không?

Nên ngưng bón những phân kích thích ra chồi đọt non, vì sẽ làm cho sức chịu đựng cho cây giảm xuống nhưng cần thiết bón những phân tăng sức khỏe và chống cho cây như lân, kali. Cách bón phân lúc này cũng cần thay đổi vì chỉ nên bón trên mặt để nhử rễ ăn lên mặt đất. Việc rễ ăn lên mặt đất sẽ nhanh thu nhận được nhiều oxy hơn.

Vườn nhãn ngoài bờ bao bị ngập 3-4 lần, mỗi lần ngập kéo dài 5-6 ngày, nên xử lý thế nào?

Nhãn ngoài đê bao có mã xấu hơn nhưng sức chịu đựng lại cao hơn nhãn trong đê bao vì bộ rễ vườn nhãn ngoài đê bao ăn bàng trên mặt đất nhiều hơn. Với vườn nhãn ngoài đê bao nên bón 5-10 kg vôi/gốc/năm, bón vôi cũng làm cho kết cấu đất tốt hơn.

Ngoài bón vôi cho đất có nên phun vôi cho thân và lá không?

Trên thân cây nên hòa vôi đặc để quét. Việc quét vôi lên thây cây sẽ hạn chế được nhiều rong rêu và cả nấm. Vôi cũng có thể phun được qua lá và có tác dụng tốt. Nên hòa vôi để lắng rồi dùng nước vôi trong để phun lên lá. Mỗi lít nước chỉ có thể hòa tan tối đa 2gr vôi nên không sợ cháy lá. Khi chắt hết nước trong lại đổ thêm nước vào quấy để lắng và chắt nước vôi trong phun tiếp.

Vườn cam thường bị vàng nửa dưới trái, xử lý thế nào?

Việc vàng nửa dưới trái cam (quýt) vào mùa mưa thường liên quan đến việc thiếu hụt kali và magiê. Có thể những nguyên tố này dễ bị rửa trôi. Cần quan sát thêm lá, nếu thấy lá cũng vàng phía chop lá, bìa lá, hoặc lá vàng mà gân xanh thì đấy là triệu chứng của việc thiếu hụt tức thời 2 nguyên tố trên. Nếu đúng vậy thì cần bổ sung bằng phân bón lá giàu kali và Mg và nên phối hợp với một số axít amin thì hiệu quả càng cao. Với cây ăn quả, nhất là với cây có múi nên sử dụng NPK đa năng 16.16.16 + Te của Bình Điền, bởi chúng không những là phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối mà còn có 4% CaO và Mg cũng như các vi lượng rất cần thiết cho cây ăn trái.

Mùa lũ dừa thường bị nứt gáo, rụng trái, nên xử lý thế nào? Cây dừa nên bón phân ra sao?

Việc nứt gáo dừa, rụng trái non dừa có thể có nguyên nhân từ nấm bệnh, từ dinh dưỡng. Cần quan sát kỹ bộ lá của dừa để xá định nguyên nhân. Với các giống dừa lấy dầu hiện nay mà mỗi tháng cho mỗi buồng, mỗi năm cho 120-140 trái là đã đạt yêu cầu, không nên kỳ vọng hơn. Mặt khác, dừa có nhu cầu cao với Na và Cl, bởi vậy dừa phát triển tốt hơn ở vùng ven biển. Mùa mưa lũ, chủ yếu là nước ngọt và muối rất dễ bị rửa trôi nên cần thử bón muối ăn cho dừa, nếu đúng là thiếu muối thì sẽ có phản ứng tích cực ngay. Với dừa nên bón phân NPK Đầu trâu 16.16.16 + TE.

Vườn cây ăn trái đã nhiều năm bón phân chuyên dùng Đầu trâu AT1, AT2, AT3. Vậy liệu có bị mất cân đối, thừa thiếu gì không?

Phân bón là thức ăn của cây nên khác với thuốc BVTV là sẽ làm cho kháng thuốc, lớn thuốc. Nếu đã bón phân chuyên dùng Đầu trâu cho Cây ăn trái nhiều năm mà vẫn thấy hiệu quả thì cứ yên tâm dùng.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm