Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 14:11, 11/01/2017

Phúc Thọ dành nhiều ưu đã phát triển nông nghiệp hàng hóa

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, song huyện Phúc Thọ chủ yếu vẫn thuần nông. Mấy năm qua chính quyền địa phương này luôn mở cửa thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có giá trị.

10-58-48_thnh-long
Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa
 

Mới đây, huyện Phúc Thọ đã kêu gọi đầu tư thành công dự án "Nhà máy xử lí và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao" với quy mô 2ha của Cty TNHH Ba Huân trị giá 110 tỷ đồng. Đây được coi là một trong những nhà máy xử lí trứng thuộc tốp hiện đại tại miền Bắc hiện nay khi toàn bộ thiết bị, công nghệ đều được nhập từ Tập đoàn Moba của Hà Lan.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú cho biết, để thu hút thành công dự án nông nghiệp công nghệ cao này, chính quyền và nhân dân địa phương đã tạo mọi điều kiện về thủ tục, mặt bằng tốt nhất cho doanh nghiệp, bởi nhìn thấy những cơ hội mà dự án đem lại không chỉ là công ăn việc làm mà còn giúp hình thành nên những trang trại vệ tinh nuôi gà hướng trứng gia công, cung cấp cho nhà máy.

Cùng với chủ trương thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao, theo Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Hoàng Thị Tuyết, huyện cũng dành nhiều ưu đãi cho các mô hình nông nghiệp hàng hóa như các mô hình trồng thanh long ruột đỏ, trồng rau ăn toàn và chăn nuôi lợn sinh học.

Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, ở cụm 5, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ chia sẻ, trước đây gia đình ông nuôi lợn theo hình thức công nghiệp nên thường xuyên lúc được lúc thua do giá lợn hơi biến động mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường, mùi hôi do chăn nuôi lợn gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình hàng xóm.

Cách đây một năm, thông qua hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội và UBND huyện Phúc Thọ, gia đình ông và một số hộ dân khác quyết định chuyển sang nuôi 80 nái và trên 100 lợn thịt theo mô hình cám sinh học.

Ở lĩnh vực trồng trọt, trên địa bàn huyện Phúc Thọ hiện đang thu hút được khá nhiều doanh nghiệp, HTX rau an toàn về đầu tư, liên kết bà con nông dân như: Công ty CP Nông phẩm công nghệ cao An Việt, HTX Nông nghiệp Tam Thuấn…

Cái được lớn nhất theo ông Thỉnh, khi chuyển sang nuôi lợn bằng cám sinh học là hạn chế mùi hôi thối, đầu ra sản phẩm khá ổn định do có đơn đặt hàng tiêu thụ trước, nên dù hiện giá lợn hơi công nghiệp xuống sâu nhưng sản phẩm lợn sinh học của ông Thỉnh và các hộ dân trong mô hình vẫn bán được giá trên 50.000 đồng/kg.

Đứng giữa ruộng bí xanh sai chĩu quả, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tam Thuấn Hoàng Văn Canh tâm sự, HTX đang hợp tác với nông dân quản lí 2,2ha rau an toàn. Vụ bí xanh vừa qua, được UBND huyện Phúc Thọ hỗ trợ 50% chi phí giống, HTX quyết định đưa giống bí mới vào canh tác nên năng suất tăng lên rõ rệt, bình quân đạt 1 - 1,3 tấn sào, thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/sào, lúc cao điểm giá bí xanh 13.000 đồng/kg nhiều hộ thu nhập 8 - 13 triệu đồng/sào bí xanh, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Cách những ruộng bí xanh năng suất cao của HTX Tam Thuấn không xa, gia đình anh Đặng Văn Tuấn ở cụm 6 xã Vân Phúc đang hưởng thành quả khi là một trong những hộ hưởng ứng chủ trương của huyện đưa cây thanh long, một giống cây được trồng chủ yếu ở khu vực có nhiệt độ cao ở khu vực phía Nam về trồng.

Từ năm 2014, gia đình anh Tuấn bắt đầu trồng 1 mẫu bao gồm cả thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Cây thanh long phát triển tốt, cho ra nhiều hoa, quả ngọt, năng suất cao, mỗi quả có trọng lượng từ 0,4 - 1kg. Đến nay, vườn thanh long của anh Tuấn đã cho thu hoạch khu trồng đầu tiên, với sản lượng 1,7 tấn quả/mẫu, giá bán cho thương lái dao động khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Theo anh Tuấn, lứa đầu tiên khi cành còn ít, rễ cây còn yếu nên cho sản lượng còn hạn chế, từ lứa thứ ba trở đi khi rễ đã khỏe mỗi gốc cây sẽ cho sản lượng từ 30 - 40kg.

Đặc biệt, thanh long ruột đỏ có vị ngọt, thậm chí còn thơm ngon hơn so với thanh long trồng ở tỉnh Bình Thuận, vì vậy sản phẩm của anh được thương lái rất ưa chuộng. Năm 2015, anh Tuấn tiếp tục mở rộng quy mô trồng thêm 3 mẫu thanh long ruột đỏ ở diện tích liền kề với khu trồng cũ. Diện tích này cây đang phát triển xanh tốt và chuẩn bị cho thu hoạch vào năm sau. Hiện tại, anh Tuấn đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để tiếp tục trồng thêm 2 mẫu thanh long mới.

TRÍ CƯƠNG

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm