| Hotline: 0983.970.780

Phục vụ chuyên nghiệp và niềm tin vững bền

Thứ Hai 26/03/2018 , 14:05 (GMT+7)

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những “điểm sáng” về phát triển kinh tế hộ. Tại tỉnh này, trong tổng số 5.600 mô hình kinh tế có hiệu quả cao với doanh thu 100 triệu đồng đến chục tỷ đồng/năm thì có khoảng 3.000 mô hình "ăn nên làm ra" bằng nguồn vốn Ngân hàng NN-PTNT (Agribank).

Khẳng định uy tín, thương hiệu

Tôi hỏi bà Nguyễn Thị Diên, GĐ Agribank chi nhánh Hà Tĩnh đâu là nguyên nhân của thành công này, bà bảo, đấy là chất lượng phục vụ chuyên nghiệp và niềm tin vững bền của Agribank.

Không khó để kiểm chứng điều này bởi nhiều năm liên tục Agribank Hà Tĩnh luôn dẫn đầu khu vực về các phong trào thi đua. Tôi bảo, trong mọi chương trình hành động của Agribank, có lẽ Hà Tĩnh luôn kiên định một mục tiêu nhất quán đấy là coi "tam nông" là địa bàn chiến lược để phục vụ.

15-40-50_minh_mong_lnh_do_di_phuong_cong_tm_de_vung_cm_tru_phu
Anh Đinh Công Việt Minh hy vọng vùng cam Khe Mây ngày càng trù phú hơn

Chính vì điều này mà dư nợ của Agribank Hà Tĩnh ngày càng tăng, nợ xấu giảm, rất thấp. Ngay cả khi sự cố môi trường biển xảy ra, toàn hệ thống, nhất là anh chị em tín dụng rất lo lắng nhưng nhờ bám sát các chỉ đạo của cấp trên, người dân sớm nhận được chia sẻ từ Agribank, việc khôi phục sản xuất dần đi vào ổn định, mọi nút thắt dần được tháo gỡ.

Bà Diên kể lần xảy ra một điểm nóng ở vùng giáo dân xung quanh thiệt hại do sự cố môi trường biển, sự xuất hiện của các cán bộ tín dụng Agribank đã động viên, tiếp sức người dân ổn định cuộc sống. Đấy, Agribank không chỉ có làm tốt SXKD mà họ còn làm rất tốt cả công tác dân vận. Cách làm đó, thêm một lần nữa khẳng định sự gắn kết ngân hàng với người dân là chung thủy.

Sự chung thủy ấy cả lúc khó khăn cũng như thuận lợi. Bằng chứng là ở chi nhánh huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khi chúng tôi được nghe ông Nguyễn Văn Lợi, GĐ chi nhánh Agribank và nhiều người dân chia sẻ. Ông Lợi bảo, trước đây, việc huy động vốn rất khó khăn, chỉ được khoảng 500 tỷ đồng/năm nhưng cho vay thì khá hơn. Còn bây giờ, huy động được trên 1.100 tỷ đồng mà cho vay được 950 tỷ, tới đây có thể dân còn gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

Hỏi ông Lợi lý do vì sao, ông bảo, Hương Khê có thế mạnh phát triển lâm sản. Từ ngày thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, hầu hết những người làm nghề này đành mang tiền vào Agribank để gửi và nhiều người đang tính chuyển nghề.

Có cách nào khả dĩ để giải ngân vốn? - PV hỏi, ông Lợi bảo, bước đầu thì như vậy nhưng về lâu dài thì cả ngân hàng và người dân sẽ có giải pháp để làm sao đồng vốn đó sinh lời hơn. Nói rồi, ông dẫn chúng tôi đi xem cam Khe Mây nổi tiếng của vùng này.
 

Để vùng cam phát triển…

Tiếp chuyện chúng tôi là các ông bà Đinh Văn Oánh, Nguyễn Thị Phượng và anh Đinh Công Việt Minh ở xóm 2 xã Hương Đô, huyện Hương Khê . Ông Oánh bảo nơi chúng ta đang đứng đây (ông chỉ vào vườn cam sai trĩu quả) trước kia là rừng núi hoang vu. Khi vào đây có một số gia đình khác theo chính sách di dân nhưng vào được một thời gian thì có mấy hộ bỏ về, trở lại nơi ở cũ.

“Tôi bảo vợ, đã vào đây rồi thì quyết tâm bám trụ, có sức người sỏi đá sẽ thành cơm. Vợ tôi đồng ý. Ngày đó, vùng này không có hổ nhưng voi và rắn thì nhiều lắm. Nỗi khiếp đảm của vợ tôi, đã nhiều lần tính bỏ cuộc. Rừng rậm, hoang vu, chẳng có điện đóm gì hết, đèn dầu leo lắt. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống như vậy”, ông Oánh nhớ lại.

Gắn bó với đất rừng, cây cối sinh hoa tạo quả, vợ chồng ông sinh con. Nơi rừng sâu ấy, các con ông bà đều học giỏi và lần lượt 3 người con đều vào ĐH ở Hà Nội và Nghệ An.

Ông bà nghĩ, không thể làm cho đủ ăn mà phải có dư để trang trải cuộc sống. Không thể đứng nhìn đất đai bỏ hoang, ông bà quyết định vay vốn của Agribank, từ ít đến nhiều, dần dần ông bà đã biến đồi núi hoang vu trở thành vườn cam có thương hiệu. Năm 1992, ông bà trồng 1ha cả cam và bưởi nhưng sau đó bưởi không phù hợp nên hàng năm diện tích cam được mở rộng đến nay có 20ha cam, ngoài ra có 30ha đất rừng, chủ yếu trồng keo và bạch đàn.

Để có vốn duy trì cho sản xuất, ông bà xác định Agribank sẽ là nơi hỗ trợ họ cả lúc cần vốn sản xuất cũng như lúc dư giả chưa cần dùng đến thì mang đến gửi. Cứ thế, có thời điểm ông bà vay của Agribank đến 700 triệu đồng. Có vốn cho sản xuất sinh ra lợi nhuận, ông Oánh tính, bình quân 1ha cam/năm cho thu hoạch 15 tấn cam, bán với mức giá 55.000 - 60.000 đồng/kg thì trừ chi phí vườn cam (20ha) vẫn có lãi 3 tỷ đồng bỏ túi.

Chính vì nguồn thu nhập này mà Khe Mây đã có tiếng, trở thành thương hiệu của một vùng cam nổi tiếng ở miền sơn cước này. Những người nông dân nghèo khó di dân năm xưa giờ trở thành những gia đình giàu có.

Điều tôi thấy lạ là cả 3 người con của ông bà đều học dở dang ĐH và về quê lập gia đình cùng bố mẹ phát triển vùng cam. Hôm gặp Minh, con trai ông bà, tôi hỏi, Minh thật thà kể, đơn giản là chúng em lo ngại sau này ra trường khó kiếm việc làm và nếu có việc làm không biết đồng lương có đáp ứng nhu cầu cuộc sống không? Suy nghĩ ấy nên tụi em quyết định về quê cùng bố mẹ vay thêm vốn mở rộng trồng cam, làm giàu từ đồng đất của mình.

Ba anh em Minh đang có ý tưởng sẽ phát triển vùng cam hữu cơ, trồng cam sinh học, tiến tới bỏ dùng các loại thuốc BVTV. Minh tham gia một trang mạng xã hội “Canh tác bền vững”, hàng ngày trên đó có nhiều chia sẻ của những chuyên gia và các nhà vườn. Nhờ đó gia đình Minh học hỏi được nhiều kiến thức trồng cam.

Ông Oánh ngồi bên cạnh nói chen vào, các con ông đã tự học được rất nhiều kiến thức trồng cam và với ông bà chúng như những chuyên gia, điểm tựa cho ông bà trong việc phát triển mạnh thương hiệu cam Khe Mây.

Minh chia sẻ, bây giờ người tiêu dùng nhiều nơi đã biết đến vị ngon, ngọt của cam Khe Mây rồi nên hy vọng vùng đất này trù phú sẽ có nhiều tỷ phú từ trái cam.

Ông Trần Sỹ Thu, PGĐ Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, thông qua ủy thác với Hội Nông dân, Phụ nữ, hệ thống đã cho vay gần 330.000 khách hàng, chiếm gần 50% thị  phần về nguồn vốn, dư nợ tại Hà Tĩnh. Agribank tập trung đầu tư vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chương trình xây dựng NTM.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm