| Hotline: 0983.970.780

Phương pháp tính tuổi hóa thạch

Thứ Hai 23/12/2013 , 10:14 (GMT+7)

Làm thế nào để xác định được tuổi của một hóa thạch hay một đồ vật. Việc xác định như vậy có chính xác không? Ai có thể khẳng định chính xác nếu nó có tuổi lên đến triệu năm?

* Làm thế nào để xác định được tuổi của một hóa thạch hay một đồ vật. Việc xác định như vậy có chính xác không? Ai có thể khẳng định chính xác nếu nó có tuổi lên đến triệu năm?

Nguyễn Đức Minh, Vụ Bản, Nam Định

Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, thường dựa trên sự so sánh giữa lượng đồng vị phóng xạ còn lại trong mẫu thử và các sản phẩm phân rã từ các đồng vị này, hay còn gọi là tốc độ phân rã. 

Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các loại đá và các yếu tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự nhiên và nhân tạo.


Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu
 (Ảnh minh họa)

Cùng với các nguyên tắc của địa tầng học, các phương pháp định tuổi bằng phóng xạ được sử dụng để thiết lập niên đại địa chất. Các kỹ thuật được biết đến nhiều nhất như định tuổi bằng đồng vị cacbon, định tuổi bằng kali - argon và định tuổi bằng urani - chì.

Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng để xác định tuổi của các vật liệu khảo cổ bao gồm cả các đồ tạo tác cổ. Các phương pháp định tuổi khác nhau cho giá trị khác nhau có độ chính xác khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu được đo đạc.

Tất cả các vật chất thông thường được cấu tạo bởi sự liên kết của các nguyên tố hóa học, mỗi nguyên tố có một số nguyên tử đặc trưng cho số proton trong hạt nhân nguyên tử. Thêm vào đó, các nguyên tố có thể tồn tại ở một vài dạng đồng vị, mỗi đồng vị khác nhau về số lượng neutron trong hạt nhân.

Ngoài các đồng vị thường, các nguyên tố còn có các đồng vị phóng xạ. Các đồng vị phóng xạ vốn dĩ không ổn định. Do đó, nguyên tử của các đồng vị phóng xạ này sẽ biến đổi một cách liên tục thành một đồng vị phóng xạ khác.

Sự biến đổi này có thể diễn ra với nhiều cách khác nhau như phân rã phóng xạ, hoặc là phát ra các hạt (thường là các điện tử (phân rã beta), positron hoặc hạt alpha) hoặc bằng sự phân hạch tự nhiên, và hấp thu điện tử. Từ đó mà có thể xác định được tuổi của một hóa thạch, một bộ xương cổ xưa.

* Tại sao trong cơn bão lại không có sấm sét? Người nông dân còn quan niệm rằng, khi thấy tiếng sấm hay sét trở lại thì có nghĩa là bão đã tan, điều đó có đúng không?

Lương Minh Hằng, Phù Ninh, Phú Thọ

Ta biết rằng, có sấm sét là do có những đám mây tích điện đứng gần nhau hay gần mặt đất rồi phóng điện. Tiếng sét ở xa ta gọi là sấm, tia sét ở xa ta gọi là chớp.

Khi bắt đầu một cơn bão các đám mây sà xuống thấp (giống như ta để hai cực điện gần nhau) khi phóng điện cũng sẽ làm trung hòa điện tích trong đám mây, khiến cho trong đám mây không còn tích điện hay ít tích điện và không còn khả năng phóng điện nữa. Vì vậy trong cơn bão sẽ không thấy sấm sét nữa...

 

 

* Làm thế nào để xác định được các ngày trong tháng âm lịch (tháng đủ, tháng thiếu) và năm nhuận âm lịch?

 

Ngô Phan Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi

Quy tắc tính Lịch âm Dương Việt Nam và Trung Quốc hiện nay giống nhau và chỉ khác ở múi giờ tham chiếu.

Các quy tắc tính lịch ở đây hoàn toàn thống nhất với các quy tắc do đài thiên văn Tử Kim Sơn công bố. Mặt khác, đây cũng là cách ghi tiếp cận của cố GS.Hoàng Xuân Hãn đề nghị, tức là sử dụng các số liệu, phương pháp, mô hình tính hiện đại cuả phương Tây để tính chính xác các điểm Sóc, Khí, rồi theo phép “Không trung khí là nhuận” của trung lịch để xác định tháng nhuận.

Ngày Âm được bắt đầu từ nửa đêm tới nửa đêm tiếp theo (từ 0 giờ đến 24 giờ). Dù điểm Sóc rơi vào bất cứ giờ nào trong ngày thì cả ngày đó (kể từ 0 giờ) là ngày Sóc, tức Ngày mồng 1 Âm.  Khoảng thời gian giữa hai điểm Sóc kế tiếp nhau chính là Tháng giao hội, trong Lịch âm Dương Á Đông các Tháng giao hội (với độ dài trung bình 29.53 ngày) được tính xấp xỉ bằng chuỗi tháng 29 và 30 ngày và các tháng này gọi là tháng Âm. 

Do độ dài 12 tháng Âm trung bình bằng 354, 3671 ngày, ngắn hơn khoảng 11 ngày so với năm Xuân phân (trung bình =365, 2422 ngày) nên để cho phù hợp với thời tiết cứ sau vài ba năm người ta lại chèn thêm tháng nhuận vào.

Như vậy năm Âm lịch bắt đầu từ Tết Nguyên đán và kết thúc vào ngày trước Tết Nguyên đán kế tiếp có 12 hoặc 13 tháng Âm. Trong năm thường (12 tháng Âm) có 353, 354 hoặc 355 ngày, còn năm nhuận có 383, 384, 385 ngày. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.