| Hotline: 0983.970.780

PVFCCo có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới

Thứ Năm 10/01/2019 , 20:30 (GMT+7)

Kết quả bầu cử tại phiên họp ĐHĐCĐ và phiên họp của HĐQT của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí đã bầu ông Nguyễn Tiến Vinh làm Chủ tịch HĐQT và ông Lê Cự Tân, Thành viên HĐQT được bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc PVFCCo...  

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) đã tổ chức phiên họp bất thường năm 2019 của Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ)

Ngày 10/01/2019, tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM) đã tổ chức phiên họp bất thường năm 2019 của Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) với sự tham dự của các cổ đông sở hữu 81,9% cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong chương trình làm việc, ĐHĐCĐ đã xem xét, cho ý kiến biểu quyết về: xác định thời gian nhiệm kỳ một số thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát; miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT; bầu cử thành viên HĐQT; điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2018 và sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổng công ty (TCT). Các nội dung trên đều đã được ĐHĐCĐ thông qua với số phiếu đồng thuận cao.

Về kế hoạch SXKD 2018, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch điều chỉnh một số chỉ tiêu theo hướng tích cực, với các chỉ số tài chính tăng trưởng cao hơn so với kế hoạch công bố đầu năm 2018. Trong đó, doanh thu tăng từ 8.577 tỷ đồng lên 9.050 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,5%, lợi nhuận sau thuế tăng từ 371 tỷ đồng lên 620 tỷ đồng, tương ứng tăng 67%. Bên cạnh các chỉ tiêu về tài chính, phù hợp với tình hình sản xuất và mùa vụ cuối năm 2018, một số chỉ tiêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm do PVFCCo sản xuất cũng được điều chỉnh như sau: sản lượng kinh doanh Đạm Phú Mỹ là 800.000 tấn; sản phẩm NPK Phú Mỹ do Nhà máy công nghệ hoá học của PVFCCo sản xuất có sản lượng sản xuất và kinh doanh lần lượt là 50.000 tấn và 35.000 tấn; sản lượng UFC85 sản xuất là 13.000 tấn.

 ĐHĐCĐ đã thông qua việc việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ TCT

Để đảm bảo Điều lệ TCT được cập nhật theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP và dựa trên yêu cầu thực tế trong quản trị, điều hành Tổng công ty, ĐHĐCĐ đã thông qua việc việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ TCT như sau: tăng số lượng Thành viên HĐQT từ 5 đến 6 người thay vì tối đa 5 người như trước đây; không quy định chức danh Phó Chủ tịch HĐQT (Điều 27, Điều 29). Nhằm đảm bảo sự hoàn thiện và đầy đủ về hình thức văn bản, đảm bảo cách hiểu thống nhất, phù hợp với ý chí của ĐHĐCĐ, ĐHĐCĐ cũng thông qua việc xác định thời gian nhiệm kỳ của hai thành viên HĐQT là ông Đoàn Văn Nhuộm, ông Louis T Nguyen và ông Huỳnh Kim Nhân, Kiểm soát viên TCT  là có nhiệm kỳ 5 năm từ năm 2016-2021. ĐHĐCĐ cũng chấp thuận đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Đoàn Văn Nhuộm và bà Nguyễn Thị Hiền, là những người đại diện phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại PVFCCo, theo sự điều động của PVN đến đảm nhận nhiệm vụ tại đơn vị khác, do đó đã gửi đơn xin từ nhiệm theo đúng quy định.

Theo kết quả bầu cử tại phiên họp ĐHĐCĐ và phiên họp của HĐQT, HĐQT của PVFCCo hiện tại đã được kiện toàn và có 02 thành viên HĐQT độc lập, đáp ứng quy định hiện hành. Cụ thể: ông Nguyễn Tiến Vinh, Chủ tịch HĐQT; ông Lê Cự Tân, Thành viên HĐQT; ông Nguyễn Hồng Vinh, Thành viên HĐQT; ông Lê Minh Hồng, Thành viên HĐQT (độc lập); ông Louis T Nguyen – Thành viên HĐQT (độc lập).

Các thành viên HĐQT của PVFCCo đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cấp cao quan trọng trong ngành dầu khí, phân bón, hoá chất, tài chính. Đặc biệt, ông Nguyễn Tiến Vinh, Chủ tịch HĐQT đã có tới hơn 30 năm công tác trong ngành với vị trí cao nhất là Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ông không chỉ có trình độ chuyên môn cao tới bậc Tiến sĩ mà còn được đào tạo bài bản về quản trị doanh nghiệp bậc Thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Châu Á (AIT). Đây chính là những lý do cơ bản để ông Nguyễn Tiến Vinh được tin tưởng, bầu làm tân Chủ tịch HĐQT PVFCCo.

 

Phát biểu sau khi nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT PVFCCo, ông Nguyễn Tiến Vinh nhấn mạnh: “Với cương vị, trọng trách mới tại PVFCCo, tôi cùng với các thành viên HQĐT và Ban điều hành PVFCCo cam kết sẽ nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ được ĐHĐCĐ giao phó với tinh thần trách nhiệm, công tâm, trung thực, khách quan, minh bạch, tuân thủ luật pháp, điều lệ, quy chế của TCT; tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị tiên tiến, nâng cao nguồn nhân lực và phát huy văn hoá mà PVFCCo đã xây dựng trong các năm qua nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đưa PVFCCo ngày càng phát triển và đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông.”

Ông Lê Cự Tân, thành viên HĐQT, nguyên Chủ tịch HĐQT PVFCCo, đã được HĐQT bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc PVFCCo thay thế ông Đoàn Văn Nhuộm vừa từ nhiệm. Với 5 năm giữ trọng trách Chủ tịch HĐQT PVFCCo, ông Lê Cự Tân đã có những đóng góp lớn cho  PVFCCo, và với kinh nghiệm trong cả quản trị và điều hành, ông Lê Cự Tân được kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt vai trò mới của mình.

Nghị quyết và Biên bản các phiên họp sẽ được hoàn thiện và công bố đến các cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ của PVFCCo.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm