| Hotline: 0983.970.780

“Quả bom” nổ giữa trường đại học Oxford

Thứ Sáu 11/01/2013 , 08:47 (GMT+7)

Tại hội nghị về nông nghiệp Oxford (3/1/2013), Mark Lynas - Nghiên cứu viên trường Đại học Oxford (Anh) đã trình bày bản “hối lỗi” chấn động giới khoa học của thế giới.

* Lời hối lỗi của người từng kịch liệt phản đối GMO

Tại hội nghị về nông nghiệp Oxford (3/1/2013), Mark Lynas (ảnh) - Nghiên cứu viên trường Đại học Oxford (Anh) đã trình bày bản “hối lỗi” chấn động giới khoa học của thế giới. NNVN xin trích đăng bản trình bày này.

>> Nghĩ về một nền nông nghiệp sinh học
>> Công nghệ sinh học - Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
>> Câu chuyện của Brazil
>> Đường đi và đích đến

Tôi muốn bắt đầu bài trình bày của tôi bằng vài lời xin lỗi, thành thực mà nói, tôi muốn xin lỗi vì đã từng có vài năm phản đối việc áp dụng công nghệ gen trong trồng trọt. Tôi cũng xin lỗi vì tôi đã từng là một trong những người khởi đầu phong trào phản đối công nghệ gen trong nông nghiệp từ giữa năm 1990 và từ đó tôi đã tham gia vào việc thúc đẩy phong trào phản đối lại một sự lựa chọn công nghệ quan trọng có thể bảo vệ môi trường sống một cách tốt nhất. Là một người làm công tác bảo vệ môi trường, và tôi tin những người khác cũng nghĩ như tôi, đó là tất cả mọi người trên thế giới này đều có quyền được lựa chọn cho mình những thức ăn an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao, lẽ ra tôi đã không nên chọn con đường chống lại việc bảo vệ môi trường như vậy, bây giờ tôi rất lấy làm tiếc về điều đó.  

Bây giờ tôi đoán là các bạn đang băn khoăn tự hỏi - điều gì đã xảy ra với tôi từ năm 1995 đến nay và đã khiến tôi không những thay đổi hoàn toàn quan điểm mà còn tới đây để nhận lỗi như vậy? Vâng, câu trả lời khá là đơn giản: Tôi tìm thấy chứng cứ trong khoa học, và trong quá trình thay đổi này, tôi hy vọng tôi đã trở thành một nhà bảo vệ môi trường tốt hơn. Khi lần đầu tiên nghe về đậu tương biến đổi gen của Monsanto, tôi đã nghĩ ngay rằng đây lại là một tập đoàn lớn của Mỹ đang làm thí nghiệm trong công nghệ gen vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày mà không thèm hỏi ý kiến của người tiêu dùng. Các bạn có thể nghĩ, chuyển gen giữa các loài khác nhau dường như là cái gì đó không tự nhiên - con người đã phát triển được quá nhiều về khả năng công nghệ gen, một số công nghệ gen có thể có hại và những gen có hại này sẽ có thể phát triển và trở thành nguồn ô nhiễm sống tự sinh sôi gây hại, khi đó sẽ là một thảm họa lớn.

Nỗi lo sợ này đã lan rộng và nhanh như cháy rừng, và chỉ trong vòng vài năm, công nghệ gen trong nông nghiệp đã bị cấm ở các nước châu Âu; nỗi lo sợ này đã được các tổ chức phi chính phủ như là Tổ chức “Hòa Bình Xanh”, tổ chức “Những người bạn của trái đất”, quảng bá đưa tới châu Phi, Ấn Độ và các nước khác ở châu Á, nơi mà công nghệ gen trong thực phẩm hiện vẫn còn đang bị cấm ngày nay. Chống lại công nghệ gen trong nông nghiệp là một chiến dịch thành công nhất mà tôi đã từng tham gia. 

Tôi tự nhận thấy là, chiến dịch chống lại công nghệ gen trong thực phẩm ngày càng trở nên không nhất quán với quan điểm của tôi về việc con người, xã hội phát triển chịu ảnh hưởng lớn của môi trường, nhất là trong thời kỳ biến đổi khí hậu như hiện nay. Điều tác động mạnh nhất đối với tôi là một số bình luận của các nhà phê bình về bài báo của tôi viết phản đối lại công nghệ gen trong thực phẩm đăng trên tờ Người bảo vệ, đặc biệt là đã có một nhà phê bình nói với tôi: “Ông phản đối lại công nghệ gen trong thực phẩm, cơ bản là vì nó được quảng cáo cho một tập đoàn công ty lớn, vậy ông có chống việc sử dụng ô tô do các tập đoàn ô tô lớn quảng cáo không?”.

Vậy là tôi bắt đầu đọc và tìm hiểu về công nghệ gen trong thực phẩm, và dần dần tôi đã phát hiện ra rằng, sự hiểu biết và niềm tin của tôi đối với công nghệ gen trong thực phẩm hóa ra còn quá ít. Tôi đã nghĩ một cách sai lạc rằng, công nghệ gen trong thực phẩm sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng hóa chất trong trồng trọt, nhưng hóa ra là loại giống bông và ngô kháng côn trùng lại chỉ cần rất ít thuốc trừ sâu mà sản lượng vẫn được bảo vệ và cho thu hoạch cao. Tôi cũng đã nghĩ một cách sai lạc rằng, công nghệ gen trong nông nghiệp chỉ làm lợi cho các công ty, các tập đoàn lớn, nhưng thực ra các hộ nông dân nhỏ, nếu sử dụng công nghệ gen trong trồng trọt cũng có thể thu được hàng triệu USD từ những khoản đầu tư rất nhỏ. Tôi cũng đã nghĩ rằng công gen đã cướp quyền lưu trữ và tiết kiệm hạt giống nhưng thực ra việc công nghệ lai tạo đã được làm từ lâu đời và sự tuyệt chủng chưa bao giờ xảy ra.

Tôi đã nghĩ rằng sẽ không có ai muốn áp dụng công nghệ gen trong trồng trọt, nhưng trên thực tế, giống bông chuyển gen Bt đã được đưa vào trồng ở Ấn Độ và một danh mục giống đậu tương chuyển gen chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup đã được áp dụng ở Brazil vì nông dân đã rất hăm hở áp dụng công nghệ này. Tôi cũng đã nghĩ rằng thực phẩm công nghệ gen là có hại cho sức khỏe con người, nhưng thực tế thực phẩm này an toàn hơn nhờ lai giống chính xác như mong muốn hơn là cách lai giống truyền thống sử dụng phương pháp đột biến gen trước đây. Công nghệ gen trong trồng trọt là chỉ làm chuyển đổi một số các cặp gen đã được xác định, trong khi cách lai giống truyền thống là cho lai giống một cách ngẫu nhiên của toàn bộ bộ gen.

Một điều tệ nhất mà chúng ta đang làm hiện nay đó là chúng ta đã không sử dụng các cải tiến kỹ thuật chỉ vì các suy luận định kiến thiếu bằng chứng khoa học. Tôi sẽ kể các bạn nghe hai ví dụ cụ thể đáng tiếc là cả hai ví dụ này đều liên quan đến tổ chức Hòa Bình Xanh. Năm ngoái, tổ chức Hòa Bình Xanh đã phá hủy các giống lúa mì áp dụng công nghệ gen ở Australia chỉ vì các lý do truyền thống, giống như tôi đã từng làm trước đây. Đây là một dự án nghiên cứu do chính phủ tài trợ và do Viện nghiên cứu khoa học Commonweath thực hiện.

Họ chống lại lúa mì áp dụng công nghệ gen bởi vì loại lúa này là “không tự nhiên”. Nhưng đã có một nghiên cứu nữa mà nhiều người không được biết đến đó là ở một số thửa ruộng may mắn thay đã không bị phá hủy do các nhà hoạt động cho Hòa Bình Xanh đã tình cờ bỏ sót không cắt. Và ở những thửa ruộng này năng suất lúa đã đạt cao hơn 30% so với các ruộng lúa khác. Các ban thử nghĩ xem, công nghệ mới này có lẽ đã không bao giờ được áp dụng nếu như tổ chức Hòa Bình Xanh đã thành công trong việc loại bỏ công nghệ này. Giống như ngài chủ tịch của NFU Peter Kendall gần đây đã nói: “việc này cũng giống như là đốt sách trong thư viện trước khi mọi người có cơ hội đọc nó”.

Ví dụ thứ hai là ở Trung Quốc, đó là tổ chức Hòa Bình Xanh đã phát động một chiến dịch rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây ra hoảng loạn trong người dân, nói rằng hàng chục trẻ em đã bị sử dụng như là những con lợn thí nghiệm để thử nghiệm hiệu quả của giống gạo vàng áp dụng công nghệ gen. Họ không hề quan tâm đến việc giống gạo này giàu chất dinh dưỡng hơn và nó đã cứu được hàng chục ngàn trẻ em không bị mắc bênh thiếu vitamin A, một bệnh đã gây mù lòa và tử vong ở trẻ em hàng năm.

Cuối cùng, thông điệp của tôi đối với những người đang quảng bá cho việc chống lại công nghệ gen trong nông nghiệp - từ các quan chức, các nhân vật nổi tiếng của nước Anh, các nhà đầu bếp và người sành ăn của nước Mỹ cho đến những người nông dân ở Ấn Độ - rằng, họ có quyền được bày tỏ quan điểm của họ, nhưng họ nên hiểu rằng, họ sẽ không có được các bằng chứng khoa học để chứng minh cho quan điểm của họ đâu. Chúng ta hãy cùng đi đến một kết luận rằng vì cả loài người và vì hành tinh của chúng ta, đã đến lúc tất cả chúng ta cùng phải đứng lên và nhất trí cho một giải pháp cung cấp lương thực cho cả thế giới một cách bền vững.  

(Nguồn: http://www.marklynas.org/2013/01/lecture-to-oxford-farming-conference-3-january-2013/)

Lê Huy Hàm - Dương Đình Tường (lược dịch)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm