| Hotline: 0983.970.780

Quà của biển

Thứ Hai 10/02/2014 , 09:37 (GMT+7)

Có mặt tại cảng cá Thạch Kim (huyện Lộc Hà) những ngày này không khí nhộp nhịp khác thường...

Những ngày đầu năm, khi người người, nhà nhà khắp nơi đang náo nức chơi xuân thì những ngư dân ở các vùng bãi ngang Hà Tĩnh đã giăng lưới ra khơi khởi đầu hành trình của một năm đánh bắt. Những chuyến tàu trở về với món quà của biển là cá, mực đầy khoang.

Có mặt tại cảng cá Thạch Kim (huyện Lộc Hà) những ngày này không khí nhộp nhịp khác thường khi đón những chiếc thuyền đánh bắt hải sản đầu tiên trong năm mới từ vùng lộng trở về. Trên gương mặt sạm đen của những ngư dân biển ánh lên niềm phấn khởi với rất nhiều lộc biển đầu năm.

Ngư dân Nguyễn Danh Hòa (xóm Liên Tân) vui vẻ cho biết: Từ 3 giờ sáng thuyền của anh em tui đã ra khơi. Sau vài lần thả lưới, những mẻ cá cơm, cá trích, cá cháo đã chất đầy khoang, nhiều nhất vẫn là cá trích. Mỗi chuyến ra khơi, chiều về cập bến anh em tui cũng thu hoạch được 4 - 5 tạ cá, trừ chi phí kiếm được 6 triệu đồng.


Ngư dân Thạch Kim được mùa cá trích

Về quê ăn Tết với gia đình chỉ 6 ngày, hôm nay chuyến tàu đầu tiên của anh Lê Công Xuân ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa vừa cập cảng cá Thạch Kim với món quà đầu tiên của biển là hơn 5 tạ cá trích, cá cơm, anh bán được 7 triệu đồng. Vừa gỡ cá, vừa nói chuyện, anh khoe: “Hơn chục năm đi biển nhưng chưa khi nào tôi thấy biển xuất hiện nhiều cá trích như năm nay. Đánh cá mà giống như gặt lúa, từng đàn cá dày đặc lọt lưới kéo lên nặng trĩu. Thật hạnh phúc và vui, hi vọng ngày nào cũng được như vậy.

Thuyền chưa cập bến nhưng đã có rất đông người chờ mua, không khí rộn ràng, tiếng cười nói rôm rả cảng cá. Chị Nguyễn Thị Nga (xóm Sơn Bằng), một người bán cá ở chợ Thạch Kim cho biết: Đầu năm, ngư dân Thạch Kim được mùa cá trích nên mua được giá rẻ. Mỗi cân cá trích mua ở cảng 15 nghìn đồng, ra chợ tui cũng bán được từ 20 đến 25 nghìn đồng. Riêng cá chim, cá cháo mỗi cân từ 120 đến 200 nghìn đồng.

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh cho biết: Ngay từ mùng 3 Tết ngư dân Thạch Kim đã ra khơi, đến nay đã có hơn 50% tổng số thuyền ra khơi khai thác vùng lộng chở về mỗi ngày hàng tấn cá trích, cá ve. Biển lặng, cá nhiều nên ngư dân rất phấn khởi, hầu hết sản lượng khai thác được bao nhiêu thì HTX Thiên Phú Thạch Kim thu mua làm nguyên liệu bấy nhiêu.

Không chỉ Thạch Kim, vùng bãi ngang xã Xuân Hội bên huyện Nghi Xuân cũng tấp nập người mua kẻ bán. Những con thuyền rực rỡ cờ đỏ sao vàng nối đuôi nhau trở về. Thuyền vừa cập bến ngư dân Nguyễn Viết Bình ở xóm Hội Thái vui vẻ kể: Đầu năm biển lặng, cá trích, cá ve dạt về khá nhiều. Từ mùng 5 Tết đến nay tui làm được vài ba chuyến, mỗi chuyến trừ chi phí cũng kiếm được chục triệu đồng.

Không chỉ vùng biển Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng mà hầu hết ngư dân ở khắp các vùng bãi ngang Hà Tĩnh đều nhận được món quà đầu năm của biển. Cứ khoảng 3 giờ sáng đi, đến 3 giờ chiều trở về, bình quân mỗi thuyền 2 lao động thu nhập trên dưới 3 triệu đồng. Nhờ đổi mới phương thức đánh bắt hải sản vùng lộng bằng lưới rút, mắt lưới phù hợp nên người dân trong vùng thường khai thác được nhiều loại cá. Vì vậy, sản lượng khai thác hải sản ở Xuân Hội, Thạch Kim trong mấy năm nay luôn đạt cao.

Biển mang lộc về cho ngư dân Hà Tĩnh báo hiệu một mùa khai thác hải sản trong năm thuận buồm, xuôi gió. Đối với người dân vùng biển không có hạnh phúc nào hơn thế. Cầu cho mưa thuận, gió hòa để bà con ngư dân thêm một năm cá, mực đầy khoang.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm